tháng 2 2014


Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy. 

Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như : Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?

Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? 

Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo, các kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Dothái giữ ngày Sabát, hay lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy các kitô hữu tiên khởi họp nhau thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần theo một công thức tuyên xưng đức tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Dothái nhưng lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ. 

Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo Hội mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Dothái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Dothái, trong khi đó, các kitô hữu tại Alexandria do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân xuân.

Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng đức tin, trước lễ Phục Sinh, có một thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay « 40 ngày », tưởng nhớ 40 Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 đêm ngày. 

Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời thánh Irênê, giám mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay « 40 ngày » được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ qui của Công Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng Phục Sinh. 

Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ Bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Aicập người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gôlơ, người ta ăn chay ngày thứ Bẩy và thứ Sáu tuần trong Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ Tư cho đến ngày thứ Bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa Nhật trước Mùa chay, là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, cách lễ Phục Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm đau bệnh tật được ăn chứng, bơ, sữa, cá và cả rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng, tiếp theo được ăn « bữa ăn nhẹ » vào buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo Hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong phú hơn ngày thường. 

Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro

Từ năm 1949, Giáo Hội Công Giáo qui định việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó là ngày tưởng nhớ sự chết : ngày thứ tư lễ Tro, linh mục chính thức làm phép tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm trước rồi vẽ hình thánh giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng « ngươi là tro bụi, và người sẽ trở về tro bụi », nhắc lại cái chết của mỗi người chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá.

Trong phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống, thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn định là ngày kiên thịt và ăn chay trong toàn Giáo Hội. Chúa Nhật thứ năm được gọi là Chúa Nhật Hòa giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn xin lỗi Chúa.

Cảm tưởng chung là một bầu không khí « vui và buồn ». Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về phụng vụ, nên khi bước vào nhà thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím, những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi. Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.

Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những điệp ca hòa tấu Allêluia trong Đêm Vọng Phục Sinh. 

Chúa Nhật lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự Phục Sinh của Ngài.

Tại sao lại gọi là 40 ngày chay thánh ? 

Từ « Mùa Chay » là một từ tương phản với từ gốc latinh là « quadragesima » có nghĩa là 40. Trong Kinh thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất hứa của Dân Dothái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa 40 ngày (x. Xh 24,18; 34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (x. Ds 13, 25). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (x. 1V 19,8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3,4). Và quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (x. Mt 4,2).

Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Dothái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian phụng vụ cao điểm thuân tiện thích hợp cho các kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại.

Mùa chay mang lại cho chúng ta điều gì?

Phần lớn người kitô hữu không thực hành việc ăn chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ là bao? Khi nói về Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ chay chiếm vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người kitô hữu không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên tổ đã chứng minh điều đó. Lịch sử cứ độ của Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng, Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành. Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.

Trong đời sống người kitô hữu, nhiều khi lắng nghe lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi. Thư thánh Phaolô nói với chúng ta : « Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ» (2 Cr 6,2). Đây là thời gian khẩn trương trong năm phụng vụ, thời gian thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh.


Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ



Mùa Chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu. Nghi thức này bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do Thái. Trong Cựu Ước, mỗi khi muốn tỏ lòng ăn năn hối cải, người Do Thái thường xức tro trên đầu, ngồi trên đống tro và mặc áo vải thô hoặc xé áo ra.

Cựu Ước nói nhiều đến tập tục này. Nhưng dễ nhớ nhất là truyện dân thành Ninivê. Ninivê là một thành phố lớn. Nhưng dân chúng ăn chơi truỵ lạc, phạm nhiều tội lỗi. Thiên Chúa muốn tiêu diệt thành này. Trước khi phạt, Chúa sai ngôn sứ Giona đến báo động. Ngh vị ngôn sứ này nói Chúa sắp trừng phạt, dân thành sợ hãi bảo nhau bỏ đàng ăn chơi tội lỗi, tha thiết ăn chay cầu nguyện, mặc áo vải thô, ngồi trên đống tro. Thấy dân chúng có lòng ăn năn sám hối, Chúa đã tha phạt cho thành.

Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi. Tội nhân tự nhận mình không xứng đáng được kính trọng, chỉ xứng đáng với tro bụi nhơ bẩn, với áo rách tồi tàn, đáng bị khinh miệt, bị chà đạp như cát bụi bên đường.

Việc xức tro và xé áo cũng làm cho tội nhân ý thức thân phận con người bọt bèo, cuộc đời mau chóng tàn phai như giấc mộng. Đời người như một nắm tro bụi, chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đủ xoá sạch vết tích. Cuộc đời giống như manh áo, hôm qua còn mới đẹp, hôm nay đã cũ kỹ xấu xí, hôm qua còn lành lặn, hôm nay đã sờn rách.

Như thế, việc xức tro và xé áo có một nội dung ý nghĩa rất sâu xa. Nhưng với thời gian, do những cử hành máy móc, các việc này dần dần rơi vào thái độ hình thức bên ngoài. Người ta làm cho qua lần chiếu lệ, chẳng còn có ý thức thống hối. Chính vì thế, ngôn sứ Giôen đã kêu gọi dân chúng: “Hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Hãy xé lòng chứ đừng xé áo” (Ge 2,12b-13a).

Nghi thức phải diễn tả tâm tình thì việc cử hành mới có ích lợi. Việc xức tro sẽ vô ích nếu trong lòng ta không dâng lên tâm tình sám hối. Việc xé áo sẽ trở thành giả dối nếu tâm hồn ta không tan nát vì hối hận tội lỗi.

Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn cho tâm hồn xót xa đau đớn vì tội lỗi. Hãy xức tro vào thói kiêu căng để nó biết hạ mình xuống trong khiêm nhường bé nhỏ. Hãy xức tro vào thói phô trương để nó biết chìm vào âm thầm nghèo hàn. Hãy xức tro vào thói hận thù ghen ghét để nó đau đớn vì đã không biết yêu thương. Hãy xức tro vào những mối chia rẽ bất hoà để tẩy sạch vết thương, hàn gắn tình hiệp nhất. Hãy xức tro vào tính ích kỷ để nó biết mở ra chia sẻ. Hãy xức tro vào thói lười biếng để nó tỉnh thức chăm lo việc đạo đức. Xức tro như thế có khác gì xát muối vào lòng, sẽ gây nên đau đớn xót xa, nhưng sẽ tẩy rửa linh hồn nên trong trắng.

Xé áo chẳng có ích lợi gì nếu ta không xé lòng ra. Lòng ta bấy lâu đã gắn bó với tội lỗi. Tội lỗi ăn sâu dính chặt hầu như trở thành một phần của tâm hồn. Muốn dứt lìa tội lỗi, phải xé nó ra. Hãy xé lòng ra khỏi những đam mê dục vọng bất chính. Hãy xé lòng ra khỏi thói tham lam tiền bạc. Hãy xé lòng ra khỏi thói nô lệ danh vọng chức quyền. Hãy xé lòng ra khỏi thói ham mê ăn uống, rượu chè, cờ bạc. Hãy xé lòng ra khỏi thói tự mãn tự tôn. Biết bao thứ đã trở thành thiết thân. Những quan hệ, những tiền bạc của cải, những chức tước danh vị, những thú ăn chơi, những tự ái, những giận hờn, tất cả đã gắn chặt vào đời ta. Giờ đây phải xé nó ra. Đau đớn lắm. Vết thương sẽ nặng lắm. Máu sẽ chảy nhiều lắm. Nhưng khi đã cắt bỏ được hết những ung nhọt độc hại, linh hồn sẽ nhẹ nhàng, trong sạch và lớn mạnh vì được đầy tràn ơn phúc và tình yêu của Chúa.

Lạy Chúa, xin hãy ban thêm sức mạnh cho con, để mùa Chay năm nay con thực sự biết xức tro vào tâm hồn, biết xé tâm hồn trong đau đớn vì tội lỗi. Lạy Chúa, xin đổi mới tâm hồn con

JBP st



Hãy đọc chậm rãi và ghi nhớ những điều sau đây nhé…

1. Sự hiện diện của bạn là món quà của cả thế giới.

2. Bạn là duy nhất và không ai giống bạn cả.

3. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc theo mong muốn của bạn.

4. Hãy biết tận hưởng trọn vẹn một ngày.

5. Hãy đếm những điều mà bạn hạnh phúc, đừng đếm những điều phiền muộn.

6. Bạn sẽ vượt qua được tất cả mọi thứ, dù có khó khăn đến đâu.

7. Có hàng tá câu hỏi và câu trả lời trong chính bạn.

8. Hãy trở nên có hiểu biết, can đảm và mạnh mẽ.

9. Đừng tự tạo những giới hạn cho chính bản thân bạn.

10. Có nhiều giấc mơ đang chờ được thực hiện.

11. Những quyết định cũng không kém phần quan trọng như những cơ hội mà bạn có.

12. Hãy vươn đến đỉnh cao của chính bạn, vươn tới ước mơ và khát vọng.

13. Không gì làm lãng phí năng lượng của bạn hơn là ngồi một chỗ và lo lắng về hàng tá chuyện.

14. Một người kiên nhẫn có thể chấp nhận một việc thậm chí còn hơn cả bản chất của sự việc đó.

15. Đừng biến bất cứ điều gì trở nên trầm trọng.

16. Hãy sống một cuộc sống thanh bình, đừng sống một cuộc đời tiếc nuối.

17. Hãy nhớ rằng một tình yêu nhỏ có thể đi cả một quãng đường dài.

18. Cũng hãy nhớ rằng nhiều thứ sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quay trở lại.

19. Hãy nhớ rằng tình bạn là một sự đầu tư khôn ngoan.

20. Cuộc sống thật quý giá khi người ta ở bên nhau.

21. Hãy nhận ra rằng mọi thứ không bao giờ là trễ cả.

22. Hãy thực hiện những điều bình dị theo những cách phi thường nhất.

23. Hãy luôn nhớ về gia đình, luôn có những ước mơ, hy vọng và niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

24. Thời gian luôn chuyển động và hãy ước rằng, một lúc nào đó, ta sẽ vươn tới những vì sao.



Cỏ Đuôi Gà SƯU TẦM

Chúa Giêsu đã nhiều lần tuyên bố rằng đức tin cần thiết để được cứu độ: “Ai tin, người ấy sẽ được cứu” (Mc 16,16).
 Thánh Phaolô khẳng định: “người công chính sống nhờ đức tin” (Gl 3,11), và ta cũng đọc thấy trong thư Do Thái: “Không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Dt 11,6).
 Trước khi về Trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các tông đồ: “Anh em hãy đi … và giảng dạy muôn dân” (Mt 28,19-20). Dựa vào đây, ta cũng có thể quảng diễn như sau: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, nghĩa là giáo dục muôn dân trong niềm tin mà Thầy đã dạy dỗ anh em như những người môn đệ của Thầy”. Các môn đệ đã làm theo lệnh truyền đó trước khi viết Tin Mừng, họ ra đi khắp thế giới để loan báo mầu nhiệm ơn cứu độ, khuyên bảo mọi người tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ. Thật vậy, thánh Phêrô đã loan báo: “Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô” (Cv 2,36).
 Các anh chị giáo lý viên thân mến!
 Như các tông đồ xưa đã mạnh dạn, hăng say loan báo Tin Mừng và làm cho nhiều người tin vào Chúa Giêsu Kitô; ngày nay, đáp lại lời mời gọi của Chúa Kitô, chắc hẳn các anh chị cũng muốn tiếp nối bước chân rao giảng của Ngài, sẵn sàng lên đường thi hành sứ vụ mà Giáo Hội, thay mặt Chúa Kitô ủy thác.
 Gần đây, các văn kiện của Giáo Hội về việc dạy giáo lý đã nêu rõ: dạy giáo lý là một hoạt độnggiáo dục đức tin, và khẳng định: Giáo lý viên là nhà giáo dục đức tin. Đúng thế, dạy giáo lý là giáo dục đức tin, và các anh chị chính là những nhà giáo dục đức tin, vậy, đâu là cách mà một nhà giáo dục đức tin phải thực hiện? Ai có thể chỉ cho chúng ta “phương pháp sư phạm” đáng tin cậy nhất và hữu hiệu nhất?
 Thưa các anh chị, đó chính là qua việc chiêm ngắm Chúa Giêsu, trung tâm điểm đời sống người giáo lý viên, Ngài là vị Tôn sư, là Thầy dạy gương mẫu, nhà Mô phạm hoàn hảo và tấm gương tuyệt vời cho các nhà giáo dục, đến với Ngài, chúng ta sẽ được Ngài chỉ cho chúng ta một nghệ thuật giáo dục đức tin hoàn hảo mà Ngài đã trải nghiệm trong suốt 3 năm thi hành sứ vụ rao giảng của Ngài.
 Để chuẩn bị đi vào cuộc chiêm ngưỡng-học hỏi này, trước hết chúng ta cùng phân tích và tìm hiểu một cách khái quát về nhận định dạy giáo là giáo dục đức tin, tiếp đó tìm hiểu những khả năng mà người giáo lý viên- nhà giáo dục đức tin cần có, và sau cùng, chúng ta sẽ chiêm ngắm, học hỏi nơi Chúa GiêsuNhà giáo dục đức tin, với nghệ thuật giáo dục tuyệt vời của Ngài qua các trình thuật Tin Mừng.[1]
 1. DẠY GIÁO LÝ LÀ GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 Từ xa xưa, thuật ngữ Dạy Giáo lý đã được dùng để gọi toàn bộ các nỗ lực của Hội Thánh nhằm giúp người ta tin theo Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và nhằm giáo dục, huấn luyện họ trong cuộc sống đời này để nhờ tin mà họ được sống nhân danh Chúa Kitô, và nhờ giáo dục mà họ xây dựng thân thể mầu nhiệm của Ngài là Giáo Hội.
 Tìm hiểu trong các văn kiện của Giáo Hội về việc dạy giáo lý gần đây, chúng ta thấy rõ dạy giáo lý là một hoạt động giáo dục đức tin,[2] và, Giáo lý viên là nhà giáo dục đức tin, người biết tạo điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành đức tin mà người dự tòng hay học viên giáo lý thực hiện với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Thật vậy, giáo lý viên chỉ là người giúp phát triển kinh nghiệm đức tin chứ không phải là người đem đức tin đến cho con người. Chính Thiên Chúa mới là Đấng đã đặt để đức tin vào lòng con người. Như vậy, rõ ràng đức tin là một hồng ân Thiên Chúa ban chứ không phải do giáo dục mà có.[3]
 Nghiên cứu quá trình phát triển phong trào giáo lý, người ta thấy thuật ngữ giáo dục đức tin xuất hiện nơi các quốc gia có nền văn hóa la-tinh từ sau thế chiến thứ hai.
 Giáo dục đức tin là một hình thức đặc trưng để chỉ bước chuyển tiếp từ “sách giáo lý” đến việc “dạy giáo lý” (catechismo → catechesi), từ việc dạy tôn giáo truyền thống đến một hoạt động giáo lý chú trọng hơn về tính đặc thù cơ bản của Lời Chúa và sự đáp trả của người tin vào Lời Ngài. Nói cách khác, đây là bước chuyển tiếp từ việc dạy các giáo huấn đến việc giáo dục đức tin.
 Ngoài ra, lối diễn tả giáo dục đức tin có những nét ưu việt trong việc canh tân giáo lý ngày nay. Nhìn theo khía cạnh giáo dục, chúng ta thấy toàn bộ nền sư phạm đương thời có ảnh hưởng trên việc dạy giáo lý, trong khi đối chiếu với đức tin, ta thấy đó là toàn bộ tiến trình tái khám phá thần học về bản chất của sứ điệp Kitô giáo và về sự phong phú đặc thù của thái độ tin. Người ta cũng nói đến việc dùng những lối diễn tả khác đồng nghĩa như: truyền thụ đức tin, phục vụ đức tin, giáo dục dẫn đến đức tin, vv.
 Những khó khăn và những phản đối về lối diễn tả giáo lý như là giáo dục đức tin
 Một số người cho rằng có sự khác biệt về nghĩa và có vẻ tham vọng khi dùng từ giáo dục đức tin,nghĩa là việc giáo dục ảnh hưởng trực tiếp trên đức tin, điều khiển đức tin một cách nào đó từ bên ngoài. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, trong mọi trường hợp, người ta chỉ có thể nói đến giáo dục đức tin theo nghĩa con người là tác nhân trung gian trong tiến trình làm thức tỉnh và tăng trưởng thái độ tin, trong khi Thiên Chúa trực tiếp ngỏ lời với con người một cách nhưng không và con người hoàn toàn tự do đáp trả lời Ngài.
 Một số ý kiến khác lại muốn phân biệt giữa việc dạy giáo lý và giáo dục đức tin.
 Trong văn kiện của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nói rằng: “giáo dục đức tin được đặt nền tảng trên Thừa tác vụ Lời, ví dụ như việc giảng dạy cộng đoàn Kitô hữu, bài giảng trong thánh lễ, việc dạy môn tôn giáo trong trường học, việc huấn luyện trong các phong trào tông đồ, giáo dục Kitô giáo trong gia đình, giáo dục có tính gợi ý trong trường học, loan báo sứ điệp qua các phương tiện truyền thông, dạy các môn thần học, các khóa linh thao, tĩnh tâm, các khóa và những ngày chia sẻ, học hỏi, vv. Chắc chắn mọi cách thức giáo dục đức tin đều có một khía cạnh giáo lý, nhưng thực ra không có nghĩa là dạy giáo lý (Catequesis de la comunidad, Madrid, EDICE, 1983, n.59).
 Giáo lý được xem như là việc giáo dục vì giáo lý đảm trách bản chất cốt lõi của sư phạm, đó là sự tham gia có chủ đích vào tiến trình tăng trưởng cá nhân một cách tự do, nội tâm hóa, và tham dự vào việc phục vụ một kế hoạch hiện hữu có hiệu lực, mở ra những giá trị và khả năng biện phân phê bình. Sự lưu tâm đến bản chất sư phạm này cần phải giải thoát giáo lý khỏi nguy hiểm sẽ xảy ra về sự thiếu trưởng thành đến mức ngây ngô, hoặc là né tránh vào thuyết “siêu nhiên chủ nghĩa”, vv. Sự lưu tâm đúng đắn vào những đòi hỏi giáo dục của việc dạy giáo lý cần có một sự trợ giúp tương xứng để loại trừ những suy nghĩ méo mó thường xảy ra hoặc giản lược không đúng chức năng của việc dạy giáo lý, đó là hiểu nó đơn giản chỉ là việc dạy những nội dung tôn giáo, hoặc như tiến trình xã hội hóa tôn giáo, hay như việc truyền thụ giáo điều không hơn không kém, vv. Đặc biệt trong viễn tượng sư phạm, đòi hỏi việc dạy giáo lý không được quên những điều kiện liên can đến sự tăng trưởng đức tin, và cần chú ý đến những đòi hỏi của sự năng động trong việc trưởng thành nhân bản và trưởng thành Kitô hữu.
 Giáo lý được xem như là việc giáo dục đức tin. Thật vậy, giáo lý được mời gọi nhắm đến tính hiện sinh và những chiều kích cơ bản phong phú của giáo lý. Điều này muốn nói: thật không đúng nếu như việc dạy giáo lý chỉ dừng lại trên một bình diện đặc biệt nào đó của tính năng động đức tin, ví dụ như việc hiểu biết chân lý được mặc khải, hoặc thủ đắc những hạnh kiểm tốt về mặt luân lý, nhưng cần nới rộng bổn phận dạy giáo lý đến tính phức tạp và bề dày của thái độ tin như là sự đáp trả cá nhân và trọn vẹn cho kế hoạch sống Kitô giáo, đó là sự gắn bó và “bước theo” Chúa Giêsu. Trong viễn tượng này, việc dạy giáo lý được nhìn như là việc giáo dục đức tin, cần phải cẩn thận để không lệch lạc khỏi bổn phận của mình trong những chức năng của những thực tại khác, mặc dù liên quan đến đức tin, cũng không đồng hóa với đức tin (như là việc hiểu biết thần học, truyền thống tôn giáo) hoặc ngay cả sự phủ nhận đức tin (như những hình thức khác nhau về ý thức hệ tôn giáo).
 Việc lên kế hoạch và thực hiện việc dạy giáo lý cho thấy sự phong phú của những hiệu quả và những hướng dẫn, xác định việc giáo dục đức tin. Điều này cho phép tổ chức và điều khiển toàn bộ thực tại giáo lý trong đường lối của một phương pháp giáo dục đúng đắn và trưởng thành nhân bản trong lãnh vực đức tin. Ví dụ, ta tìm thấy ở đây, tiêu chuẩn định hướng để giải quyết không ít những vấn đề truyền thống của việc thực hành giáo lý, những việc đó là: sự đầy đủ về nội dung, vai trò của việc ghi nhớ, chiều kích kinh nghiệm, việc sử dụng những phương pháp hoặc những kỹ thuật khác nhau, vv. Nói chung, tính năng giáo dục hệ tại ở việc phục vụ sự tăng trưởng và trưởng thành đức tin, vì thế cần xây dựng và đưa ra mối then chốt quyết định để điều chỉnh những yếu tố khác nhau của mọi tiến trình giáo lý.
 Md Phạm Thúy

[1]G. NOSENGO, L’arte educativa di Gesù (Nghệ thuật giáo dục của Chúa Giêsu), Elledici (TO), 2006, 31. Chúa Giêsu có thể làm điều Ngài đã nói “Ta là Chân lý”, Ngài đã làm trước rồi mới dạy “Anh em hãy học cùng Ta” để rồi “Anh em hãy làm như Thầy đã làm cho anh em”.
[2]THƯỢNG HĐGM 1977, 1: Giáo lý bao gồm việc giáo dục tuần tự phát triển đức tin, gắn liền trong quá trình trưởng thành không ngừng chính đức tin đó; DGL, 18: dạy giáo lý là giáo dục đức tin cho trẻ nhỏ, thanh niên và người lớn; HDDGL, 48. 51. 56. 57. 69-71: giáo dục thường xuyên về đức tin; HDDGL, 62: Chỉ khi nào xuất phát từ sự trở lại, nghĩa là lưu tâm đến thái độ bên trong của “người sẽ tin”, thì việc dạy giáo lý mới có thể phát triển nhiệm vụ đặc thù của mình là giáo dục đức tin; HDDGL, 148: mục tiêu phương pháp luận của việc dạy giáo lý là giáo dục đức tin.
[3]Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý (HDTQ), 56.
Nguồn: giaolyductin.org




Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập hợp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"


Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."


Một con yêu tinh cho ý kiến: "Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới."
Con yêu tinh khác phản đối: "Con người rất khoẻ mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì là khó khăn."


"Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu."


"Không được, con người rất tò mò. Họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người sẽ biết."
Một con yêu tinh trẻ có ý kiến: "Hay là chúng ta đem giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác."


Con yêu tinh già phản đối: "Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi."
Suy nghĩ hồi lâu, có một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng: "Tôi biết phải giấu hạnh phúc của con người ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. "

Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp chốn, khắp nơi, và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình; còn bản thân họ thì họ chẳng bao giờ quan tâm.!!!


JBP Sưu tầm





1/ Không chỉ trích oán trách hay than phiền

2/ Thành thật khen ngợi - Cảm kích người khác

3/ Khơi gợi người khác ý muốn thực hiện điều bạn đề nghị họ làm

4/ Chân thành quan tâm đến người khác

5/ Mỉm cười

6/ Luôn nhớ rằng - tên một người là âm thanh êm đềm ngọt ngào và quan trọng nhất đối với họ.

7/ Lắng nghe người khác - Khuyến khích người khác Nói về họ

8/ Nói về điều mà người khác quan tâm

9/ Thành Thật cho người khác thấy - sự Quan trọng của Họ.

10/ Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là ĐỪNG để nó xảy ra

11/ Tôn trọng ý kiến của người khác - ĐỪNG bao giờ nói : Bạn ..Sai rồi !

12/ Nếu bạn SAI - nhanh chóng và thẳng thắn Thừa nhận Lỗi lầm

13/ Luôn Bắt đầu bằng thái độ Thân thiện

14/ Hỏi những câu khiến người khác Đáp " Vâng,Có " ngay lập tức

15/ Tạo điều kiện để người khác được Nói thỏa thích

16/ Làm người khác TIN rằng - Chính Họ là người đưa ra ý tưởng ĐẦU TIÊN..

17/ Thành thật nhìn nhận vấn đề theo Quan điểm của người khác

18/ Đồng cảm với Mong muốn và Chia sẻ Của người khác

19/ Khơi gợi sự Cao thượng ở người khác

20/ Làm sinh động ý tưởng

21/ Thách đố, khơi gợi sự thử thách ở người khác

22/ Bắt đầu bằng những lời Khen tặng THÀNH THẬT

23/ Góp ý Sai lầm của người khác 1 cách gián tiếp

24/ Xem xét, nhìn nhận và đánh giá bản thân trước khi góp ý cho người khác

25/ Đặt câu hỏi gợi ý - thay vì đưa ra mệnh lệnh

26/ GIỮ THỂ DIỆN CHO NGƯỜI KHÁC

27/ Nhìn nhận sự nổ lực đóng góp của người khác 1 cách công bằng - cho dù đó là những đóng góp NHỎ NHẤT !Động viên khuyến khích bằng sự Chân Thành và hưởng ứng Nhiệt tình của bạn

28/ Khen ngợi đến người khác, luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó

29/ Khuyến khích người khác, làm cho họ thấy Sai lầm ...không khó để chỉnh sửa

30/ Làm cho người khác cảm thấy vui vẻ thực hiện chính đề nghị của bạn



JBP SƯU TẦM





Lạy Chúa, sau một hành trình theo Chúa, con đã thấy mình đã trở nên rất kháckhác trong mắt mọi người, khác trong lòng bạn bèkhác trong cách sống và lối suy nghĩ của con

Những khác biệt thường được đánh dấu bởi nhiều rụng rơi mất mát trên đôi tay của con. Tất cả những sứ mạng và những việc con làm được gọi là chuyện bao đồng không tên không tuổi. Những lời yêu lướt qua đời conchóng vánh và mong manh như gió thoảng, những tình bạn đã rơi rớt dần theo năm thángnhững tương quan đã nên lạnh nhạt ơ hờ…Con trở thành kẻ ngô nghê và đơn sơ quá đáng mỗi khi bước chân vào giữa lòng đời mỗi khi phải đối diện với khôn ngoan thế gian

Lạy Chúa, Tạ ơn Chúa đã chỉ cho con thấy những khác biệt và giúp con trở nên một con người khác. Tạ ơn Chúa đã giúp con cảm nghiệm rất thật những rụng rơi mất mát trong cuộc đời con, để giúp con thực sự hiểu và sống đời dâng hiến.


Cuộc đời này sẽ nên rất nhẹ với connếu con đã không xem mình quá nặng. Giá trị thật của cuộc đời con không còn quá lệ thuộc vào những gì chợt đến chợt đikhi con thực sự biết lượng giá những gì còn sót lại, khi Chúa thực sự là gia nghiệp duy nhất của đời con.
Xin dạy con biết chiêm niệm những khác biệt nơi mìnhđể con yêu hơn cuộc đời đã hiến dâng cho Chúa.



Cỏ Đuôi Gà Sưu tầm từ cô Trần Thị Hường


Có thể bạn đã từng nghe câu chuyện này, nhưng chắc rằng không phải tất cả mọi người đều biết hết về câu chuyện của thánh Valentine, nếu các bạn muốn nghe câu chuyện này thì hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng theo câu chuyện do chính thánh Valentine kể cho các bạn về điều gì đã xảy ra với ngài và tại sao trên khắp thế giới người ta lại kỷ niệm ngày lễ của Tình Yêu.

Tôi xin được tự giới thiệu về mình. Tên của tôi là Bishop Valentine. Tôi sống ở Rome vào thế kỷ thứ 3. Vào thời đó, Rome nằm dưới sự cai trị của Hoàng đế Claudius. Tôi không thích Hoàng đế Claudius và mọi người dân thành Rome cũng không thích ông hoàng Claudius.

Vào thời đó, Hoàng đế Claudius muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh. Ông muốn tất cả đàn ông phải tham gia vào đội quân. Nhưng đa số người dân không muốn chiến tranh, họ không muốn phải chém giết lẫn nhau và phải dời xa gia đình mình. Và như các bạn có thể đoán, rất nhiều người đã không nhập ngũ. Điều này làm Hoàng đế Claudius rất giận dữ. Ông ta cho rằng nếu những người đàn ông không lấy vợ thì họ sẽ không phản đối việc tham gia vào quân đội.

Thế là, ông Hoàng Claudius quyết định không cho phép bất cứ một người đàn ông nào được kết hôn. Những thanh niên trai tráng rất tức giận với cái luật mới này của ông ta. Tôi cũng không ủng hộ luật này. Bởi vì, các bạn có biết không, tôi là một linh mục và công việc yêu thích nhất của tôi là se duyên cho các cặp tình nhân đấy. Vậy là, sau khi Hoàng đế Claudius ban hành điều luật của ông ta thì tôi vẫn tiếp tục đứng ra tổ chức các đám cưới và tất nhiên là một cách bí mật. Mà điều này lại dường như là rất thú vị. Các bạn hãy tưởng tượng xem trong một không gian nhỏ với một cây nến chỉ có cô dâu, chú rể và tôi. Tôi thì thầm đọc những lời nguyện cho đám cưới trong những tiếng bước chân rình rập của những tên lính.

Và một đêm khi đang làm đám cưới cho một đôi tình nhân tôi nghe thấy tiếng bước chân. Thật là kinh hoàng. Nhờ ơn Chúa, đôi tình nhân đã kịp trốn thoát, nhưng tôi đã bị bắt (có lẽ tại bước chân của tôi đã không còn nhanh nhẹn như trước đây). Tôi bị đưa ra toà và bị kết án tử hình. Những ngày còn lại trong tù chờ án tử hình tôi cố gắng sống một cách vui vẻ. Các bạn có biết điều gì xảy ra với tôi không? Mọi việc thật là tuyệt vời. Rất nhiều thanh niên đã đến nhà tù để thăm tôi. Họ ném hoa và những lá thư qua cửa sổ cho tôi. Họ muốn tôi biết rằng họ sẽ luôn luôn tin vào tình yêu. Một cô gái em của người cai tù được anh trai cho phép cô vào nhà tù thăm tôi. Chúng tôi đã ngồi và nói chuyện với nhau hàng giờ liền. Cô gái đã giúp tôi luôn giữ vững được tinh thần. Vào ngày tôi phải lên đoạn đầu đài, tôi đã chuyển một lá thư cảm ơn đến cô gái vì tình bạn và lòng trung thành mà cô gái đã dành cho tôi và tôi ký dưới bức thư dòng chữ: "Tình yêu của Valentine dành cho con". Tôi tin rằng lời nhắn ấy đã dẫn đến phong tục trao đổi những bức thông điệp tình yêu vào ngày Valentine.


Bức thông điệp của tôi được viết vào ngày 14 tháng 2 năm 269 sau Công nguyên. Giờ đây, hàng năm vào ngày này mọi người lại tưởng nhớ tôi nhưng tôi cho rằng điều quan trọng nhất là mọi người luôn nghĩ về tình yêu và tình bạn vào ngày này. Và mọi người nghĩ đến Hoàng đế Claudius, người đã cố sức ngăn cản tình yêu nhưng tình yêu đã luôn luôn chiến thắng. Khoảng hai thế kỷ sau đó, vào năm 496 sau Công nguyên, Hoàng đế Pope Gelaius đã quyết định lấy ngày 14-2 là ngày lễ cho các cặp tình nhân gặp gỡ và tìm bạn trăm năm và ông đã chọn một Thánh để đại diện cho những người yêu nhau. Bishop Valentine đã được chọn là ông Thánh hộ mệnh của Lễ hội này. Bây giờ bạn đã biết được câu chuyện về ngày Thánh Valentine. Và nếu bạn không biết làm gì vào ngày này, thì có lẽ bạn có thể kể câu chuyện về Thánh Valentine cho ban bè của bạn, gia đình hoặc một người nào đó bạn muốn gây ấn tượng.


Hải Âu 
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)







Nếu bạn gieo Thành Thật, bạn sẽ gặt Lòng Tin.
Nếu bạn gieo Lòng Tốt, bạn sẽ gặt Thân Thiện.
Nếu bạn gieo Khiêm Tốn, bạn sẽ gặt Cao Thượng.
Nếu bạn gieo Kiên Nhẫn, bạn sẽ gặt Chiến Thắng.


Nếu bạn gieo Cân Nhắc, bạn sẽ gặt Hòa Thuận.
Nếu bạn gieo Chăm Chỉ, bạn sẽ gặt Thành Công.
Nếu bạn gieo Tha Thứ, bạn sẽ gặt Hòa Giải.
Nếu bạn gieo Cởi mở, bạn sẽ gặt Thân Mật.


Nếu bạn gieo Chịu Đựng, bạn sẽ gặt Cộng Tác.
Nếu bạn gieo Niềm Tin, bạn sẽ gặt Phép Mầu.

Nhưng:

Nếu ban gieo Dối Trá, bạn sẽ gặt Ngờ Vực.
Nếu bạn gieo Ích Kỷ, bạn sẽ gặt Cô Đơn.
Nếu bạn gieo Kiêu Hãnh, bạn sẽ gặt Hủy Diệt.
Nếu ban gieo Đố Kỵ, bạn sẽ gặt Phiền Muộn.

Nếu ban gieo Lười Biếng, bạn sẽ gặt Mụ Mẫm.
Nếu bạn gieo Đắng Cay, bạn sẽ gặt Cô Lập.
Nếu ban gieo Tham Lam, bạn sẽ gặt Tổn Hại.
Nếu ban gieo Tầm Phào, bạn sẽ gặt Kẻ Thù.

Nếu ban gieo Lo Lắng, bạn sẽ gặt Lo Âu.
Nếu ban gieo Tội Lỗi, bạn sẽ gặt Tội lỗi.

Vì vậy, hãy cẩn thận những gì mình làm HÔM NAY, nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn có vào NGÀY MAI.


Cỏ Đuôi Gà st 

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.