tháng 10 2013

Đúng với tên gọi, chùm ảnh “10 điều giới trẻ hay lãng phí” chỉ ra những vấn đề mà phần lớn bạn trẻ hiện giờ vì những lý do khác nhau đã quên mất ở chính bản thân mình như sức khỏe, thời gian, tiền bạc, đọc sách, nhan sắc, du lịch…

Cùng với đó, mỗi bức ảnh còn là lời khuyên hữu ích đối với từng người. Ví dụ “Không đọc sách: Không có sách, lịch sử câm lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí nửa cuộc đời cho những ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì”.

Hay: “Sức khỏe: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại và sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ,… Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hóa nhanh. Khi về già, cô níu kéo sức khỏe thì đã muộn”…














Dường như khi theo dõi chùm ảnh này, hầu hết bạn trẻ đều cảm thấy mình mình ít nhất đã lãng phí một điều gì đó trong số 10 điều này và không ít người thảng thốt nghĩ về quãng thời gian tươi đẹp đang trôi đi vô ích.



Cỏ Đuôi Gà

Nguồn: Báo Dân Trí








































THÁNH CAMILLO - BỔN MẠNG BỆNH NHÂN

Thánh Camillo là dấu chứng diệu kỳ của tình Chúa yêu thương con người, dù đã có thời gian sống buông thả nhưng khi trở lại, Ngài yêu mến Chúa nồng nàn tha thiết.

Chúa Giêsu nói: “Ai yêu nhiều thì được tha nhiều”. Ơn hoán cải của thánh nhân là hồng ân vô biên cho mọi người, nhất là những kẻ đau khổ và hèn yếu trong xã hội.

Các bạn đọc tiểu sử này sẽ thấy tình yêu của Vị thánh đối với những người bệnh tật yếu đau nồng nàn thắm thiết chừng nào. Hi vọng các ban cũng noi gương bắt chước Ngài, yêu Chúa Kitô trong những người nghèo khổ đau yếu.





Bucchianico
  • Câu chuyện xảy ra năm 1550 tại một làng nhỏ tại Miền Trung Italy, Làng Bucchianico bên bờ biển. Dân làng rất hiền lành và chăm chỉ. Họ cùng nhau sống an bình trong ơn nghĩa Chúa.
  • Dòng tộc De Leliis là một dòng quý tộc, sống tốt lành nên được dân làng rất yêu quý, tôn trọng.
Giấc mơ của Mẹ
Camilla De Compellis, bạn đời của đại uý Giovani De Lellis đã có thai khi đã 60 tuổi. mặc dù đã cao tuổi nhưng bà rất vui mừng đón nhận hồng ân Chúa ban. Tuy nhiên, một nỗi lo lắng bao trùm bà khi bà mơ thấy con mình sẽ sinh ra dẫn đầu một đoàn quân đồng phục, trên ngực có thập giá đỏ, đi khắp mọi nơi. Bà nghĩ rằng con mình sau này sẽ trở thành tướng cướp.

Camillô chào đời
  • Ngày 25 tháng 05 năm 1550 , bà Camilla đang cùng mọi người tham dự Thánh lễ kính Thánh Ubano, Giáo Hoàng tử đạo, bổn mạng giáo xứ, thì bà đau bụng lâm bồn. Mọi người vội vã đưa bà về nhưng chưa kịp về đến nhà thì bà tới giờ sanh, mọi người liền đưa bà vô một chuồng ngựa gần nhất.
  • Bà sinh một bé trai khoẻ mạnh. Để ghi nhớ nỗi nhọc nhằn của người mẹ cao tuổi, bé được đặt tên là Camillo De Lellis.
Giovanni De Lellis – Cha của Camillô
  • Ông Giovanni De Lellis vông cùng vui mừng vì hồng ân Chúa ban cho là đứa con trai thông minh, khoẻ mạnh. Ông bàn với vợ về việc nuôi dạy cho con nên người tốt.
  • Nhưng ông Giovanni phải đi xa thường xuyên, Camillô ở nhà dưới sự chỉ dạy của mẹ. Cậu bé càng lớn càng càng mải chơi và quậy phá như giặc.
Tuổi thơ
  • Camillô thường đàn đúm với người anh họ Onofrio và những trẻ nghịch ngợm khá. Chúng quậy phá làm khu xóm rất khó chịu nên họ kêu ca với ông Giovannni và bà Camilla để ông bà dạy bảo.
  • Camillô được gửi tới trường nhưng cậu bé chẳng chịu học hành gì. Cậu muốn theo nghề chiến binh của cha nên nghĩ rằng chỉ cần biết đọc biết viết là đủ. Suốt ngày cậu cờ bạc lêu lổng.
Camillô nhập ngũ
Biết con trai mình chẳng chịu học hàng tới nơi tới chốn, ông Giovanni lo cho con trai nhập ngũ để học kỹ cương nhà binh hầu trở nên người tốt. Camillo gia nhập lữ đoàn Hải Quân hoàng gia. Ông Giovanni dành nhiều thời gian ân cần dạy con. Tuy nhiên chẳng bao lâu ông lâm bệnh và qua đời ở tuổi 70. Camillo mồ côi cả cha lẫn mẹ, giống như những chiến sĩ hải quân khác, Camillô trải qua nhiều huấn luyện, thử thách và tham gia nhiều trận chiến.

Cờ bạc
Tệ nạn cờ bạc rất phổ biến trong đời chiến binh thế kỷ XVI. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Camillô buồn nên chỉ biết lao vào cơ bạc cho khuây khoả. một lần, bọn xấu lợi dụng, Camillô bị thua sạch. Càng cố gỡ, càng thua đến độ Camillô phải gán cả quần áo.

Bão biển
  • Giới Trẻ thường cậy sức mạnh mình. Họ tin vào số phận nhiều hơn là tin vào Thiên Chúa. Chỉ khi nào gặp hiểm nguy họ mới chạy tới Chúa.
  • Một lần thuỷ thủ đoàn đang di chuyển từ Tây Ban Nha trở về Naple thì gặp bão lớn. Bão kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm mà vẫn không có dâu hiệu giảm đi, mọi người ai nấy đều mệt mỏi và lo sợ.
  • Camillô cầu nguyện khấn xin Chúa cho thoát nạn. Chàng hứa với Chúa rằng khi thoát nạn chàng sẽ đi tu dâng mình cho Chúa. Nhưng khi tàu thoát nạn cập bến, Camillô đã quên hết những nguy hiểm và những gì đã khấn hứa cùng Chúa.
Lần đầu tiên tại nhà thương
Camillô cao 2 mét, rất khoẻ mạnh và thường không ngại khó khăn xông pha hiểm nguy. Anh có một vết thương nhỏ bên trên mắt cá chân. vết thương lúc đầu nhỏ nhưng càng ngày càng lan rộng. Camillô phải đi nhà thương tháng James tại thành phố Roma để chữa trị. Ở nhà thương chẳng bao lâu vết thương đã khá hơn nhưng Camillo muốn ở lại chữa cho dứt điểm. Trong thời gian này, Camillo nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân trang trải cuộc sống thường nhật. nhưng Camillo chẳng chịu phụ vụ bệnh nhân mà suốt ngày lo chơi bời, cờ bạc. Do vậy Camillo bị đuổi ra khỏi nhà thương.

Ăn xin
Mùa đông Châu Âu lạnh cóng. Những chiến binh thường về quê ẩn đông. những người vô gia cư thì phải đi ăn xin hoặc là trộm cướp để sinh sống. Camillo đã nướng sạch mọi sự vào cờ bạc nên phải đi xin ăn. Đứng ngả mũ xin những người qua lại tại Manphredonia, Camillo cảm thấy vô cùng xâu hổ nhưng không còn con đường nào khác. May thay một người qua đường động lòng thương giới thiệu Camillo vô giúp việc cho Dòng Capuchins để sống qua ngày.

Cha Angello
Khi làm việc trong Dòng Capuchins, một hôm Camillo được cử tới một tu viện khác của Dòng để lãnh lương thực, thực phẩm. sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ đã sẵn sàng trở về, Camillo được cha Angello, bề trên cộng đoàn tiếp chuyện. Ngài khuyên dạy Camillo rằng phần rỗi linh hồn là phần quan trọng nhất. Ngài còn khuyên Camillo từ bỏ mọi tội lỗi để trở nên người tốt. Những điều Cha Angello chỉ dạy đánh động trái tim Camillo. Chàng cám ơn cha và xin Cha cầu nguyện cho mình.

Camillô ăn năn thống hối
  • Ngày 02 tháng 02 năm 1575, Camillo lên đường trở về Manphredonia. Trên đường về , Camillo suy gẫm về những gì đã xãy đến trong cuộc đời mình. Chúa ban cho Camillo ơn đặc biệt. Chàng mạnh dạn ý thức với thân phận tội lỗi của mình. Camillo vội vã xuống ngựa và quỳ xuống trên đường lởm chởm đá. Anh khóc “Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi, sao con không nhận biết Chúa sớm hơn”.
  • Camillo tạ ơn Chúa về những ơn Chúa ban anh quyết tâm không rời bỏ Chúa nữa và sẽ mau mắn đi tu như đã hứa cùng Chúa.

Trở lại thành Rôma
  • Ngay sau khi trở lại Manphredonia, Camillo xin tu Dòng Capuchins. Trong Dòng Camillo sống tốt với hết mọi người nên được mọi người rất yêu quý. Nhưng vết thương cũ nơi chân lại hoành hành làm cho Camillo không thể tiếp tục tu được. Anh bị Bề trên Dòng cho ngừng tu để chữa trị vết thương.
  • Camillo trở lại nhà thương thánh James ở thành phố Rome nơi anh đã từng chữa trị vết thương. Lần này Camillo cũng nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân như trước. Tuy nhiên, khác với lần trước, lần này Camillo phục vụ chăm sóc bệnh nhân với hết cả tấm lòng mình.
Quản lý nhà thương
Sau 4 năm chữa trị bệnh viện tại nhà thương. Camillo rời nhà thương để quay trở lại dòng Capuchins. Nhưng vết thương ở chân lại hoành hành. Camillo một lần nữa phải rời Dòng Capuchins không được tu nữa. Biết làm gì bây giờ? Camillo quay lại nhà thương Thánh James tình nguyện phục vụ những bệnh nhân nghèo. Anh được tín nhiệm làm quản lý nhà thương.

Sáng lập Dòng
Camillo đêm ngày chăm sóc bệnh nhân. Đêm 15 tháng 08 năm 1582, Camillo được linh hứng về một ý tưởng thành lập Dòng. Anh muốn phục vụ bệnh nhân vì tình yêu Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người đau khổ bệnh tật chứ không phải vì lý do tiền bạc.

Lời động viên của Chúa Giêsu từ Thập giá
  • Chẳng bao lâu Camillo quy tụ được 5 thanh niên cùng ý chí với mình. Họ mượn một phòng trong nhà thương làm nơi cầu nguyện và hội họp trao đổi với nhau mỗi ngày.
  • Những ngày đầu tiên gầy dựng dòng gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía xã hội cũng như Giáo Hội. Camillo hầu như đã nản chí muốn bỏ cuộc. Nhưng một đêm, đang khi Camillo cầu nguyện, Chúa Giêsu rời Thập giá xuống an ủi Camillo “Con hãy vững tâm, đừng sợ, đừng bỏ cuộc. Đây là công việc của ta, chứ không phải con".



    Chịu chức Linh mục
    • Camillo quyết định thành lập nhóm những người thiện chí để phục vụ bệnh nhân. Nhưng anh chỉ là một người bình thường thì khó lòng có thể chiêu mộ được nhiều người. Do vậy Camillo quyết định sẽ học để trở thành Linh mục. Mặc dù đã 30 tuổi, Camillo vẫn khiêm nhường đăng kí với những người trẻ.
    • Nhờ ơn Chúa, Camillo được Đức cha Goldwell truyền chức linh mục ngày 26 tháng 05 năm 1584. Tân linh mục dâng lễ mở tay ngày 10 tháng 06 năm 1584 cùng với bệnh nhân tại nhà thương Thánh James.
    Thập giá đỏ
    • Cha Camillo muốn gắn trên áo dòng thập giá đỏ như là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa ban cho những người nghèo khổ bệnh tật. Đức Giáo Hoàng Sistus X đã phê chuẩn nguyện vọng này. Cha Camillo và các thành viên của Dòng hết sức yêu quý và trân trọng biểu tượng cao đẹp này.
    • Một lần cha chia sẻ rằng: đây là biểu tượng mẹ tôi đã gặp trong giấc mơ. Bà nghĩ rằng đó là dấu chỉ dữ. Nhưng Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta. Thập giá đỏ chính là dấu chỉ tình yêu Chúa ban cho nhân loại, và là biểu tượng của niềm vinh danh Chúa.




    Phục vụ bệnh nhân dù hi sinh tính mạng
    Cha Camillo và những thành viên của Dòng ngoài việc giữ các lời khấn Phúc Âm: khó nghèo, trong sạch, vâng lời còn khấn lời khấn thứ 4: phục vụ người bệng cho dù có nguy hại đến tính mạng.

    Xây dựng mở mang nhà Dòng
    • Cha Camillo đi khắp các thành phố lớn của Italy để gầy dựng, mở mang và phát triển nhà Dòng. Ngài muốn ân sủng của Dòng lan rộng khắp nơi tới những người đau khổ bệnh tật. Chẳng bao lâu nhà Dòng đã phát triển tại rất nhiều thành phố của Italy.
    • Cha Camillo được các thành viên bầu chọn là Bề trên tổng quyền. Bởi vậy Ngài luôn đi kinh lý để lắng nghe, giúp đỡ và giải quyết những công việc của Dòng.
    Phục vụ khi bệnh dịch
    Rome vào triều đại Đức Giáo Hoàng Gregory XIV dịch bệnh hoành khắp thành phố làm thiệt mạng 60 ngàn người. Cha Camillo và các tu sĩ của Dòng ngày đêm phục vụ bệnh nhân không nghỉ ngơi. Họ giúp bệnh nhân ăn uống tắm giặt, thuốc thang. Họ cũng luôn cận kề bên những người lâm chung để an ủi động viên và cầu nguyện cho bệnh nhân.

    Phục vụ trên biển
    Cha Camillo đã nhiều lần vượt biển. Mỗi khi Ngài tới tàu, việc đầu tiên Ngài hỏi các thủy thủ đòan xem có ai bị bệnh trên tàu không. Ngài luôn tình nguyện sống cùng những bệnh nhân để phục vụ cho họ mặc dù những nơi như vậy thường hôi hám và tối tăm. Mỗi khi tàu ghé cảng, Cha Camillo thường mua chút gì đó làm quà cho những ai bệnh tật không thể tự mình đi lại được.

    Phục vụ trong chiến tranh
    • Cha Camillo trở lại chiến trường lần nữa. Nhưng lần này với Thập giá đỏ trên ngực Ngài và các đồng nghiệp tới để phục vụ thương bệnh binh của chiến tranh.
    • Cha Camillo và những cộng sự phục vụ bệnh nhân hết sức mình. Nơi nào có Thập giá đỏ, nơi đó bệnh nhân được quan tâm phục vụ nơi đó có sự trao nhận tình yêu.
    Phục vụ khi bộ hành
    Rất nhiều khi người ta gặp Cha Camillo vác bệnh nhân trên vai. Đôi khi không phải là một người nhưng là 2 hay 3 người. Một lần khi ngang qua một khu phố giàu có, Cha Camillo gặp một người bệnh nằm vất vưởng cô đơn bên vệ đường. Những người qua lại không ai ngó ngàng chi đến người nghèo khổ đó cả. Cha Camillo cúi xuống ân cần vác bệnh nhân lên vai đem về cộng đoàn để chăm sóc.

    Phục vụ bất cứ nơi nào
    Một lần đang khi đi chung xe ngựa với một nhà quý tộc. Cha Camillo nhìn thấy một người bệnh yếu ớt nằm bên đường. Ngài đề nghị cho xe dừng và xuống ẵm người bệnh lên xe. Nhà quý tộc rùng mình khiếp sợ vì nguy hiểm và hôi hám nhưng cũng rất cảm kích bởi tình yêu của Cha Camillo với bệnh nhân.




    Nhu cầu của bệnh nhân trước
    Cha Camillo luôn có lòng yêu mến và tôn trọng các phẩm trật trong Giáo Hội. Nhưng Ngài luôn đặt nhu cầu cấp bách của bệnh nhân lên trên hết. Có lần trên đường từ tu viện tới nhà thương, Cha Camillo gặp Đức Hồng Y bảo trợ của Dòng, Đức Hồng Y hỏi qua tình hình của Dòng, của bệnh nhân. Ngài muốn trao đổi với Cha Camillo một số việc có liên quan đến nhà Dòng, Cha Camillo chỉ nồi cháo trên tay và nói: “ Thưa cha, con phải đi vội vì bệnh nhân có thể đang chờ con”. Nói xong, Cha Camillo cúi xuống kính cẩn hôn nhẫn Đức Hồng Y rồi vội vã tới nhà thương.

    Phục vụ trong lụt lội
    Noel năm 1598, đê sông Tibe bị vỡ, nước tràn ngập khắp nơi. Người ta vội vã di chuyển chạy lụt. Cha Camillo và các tu sĩ của Dòng lặn lội suốt đêm để di chuyển bệnh nhân mà vẫn không xuể. Khi nước đã dâng tới ngang lưng. họ phải vác bệnh nhân trên vai để tránh cho bệnh nhân không bị nước lạnh. Cha thầm nghĩ “Giá như có hàng trăm tay để phục vụ bệnh nhân”.

    Muốn phục vụ suốt đời
    Do lao động quá kiệt sức, Cha Camillo bị các bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi tại tu viện, không được tiếp tục làm việc bên nhà thương. Cha vẫn muốn phục vụ bệnh nhân. Cha xin được giữ chìa khóa phòng làm việc của Cha bên nhà thương tới sau khi cha qua đời. Cha nói: “cho dù thân xác cha không còn bên nhà thương, nhưng tâm hồn và tình yêu của cha luôn ở cùng những bệnh nhân nghèo”.

    Giờ phút cuối cùng
    • Thành Rome đêm 14 tháng 7 năm 1614 tối sẫm như mực. Mọi người quy tụ quanh Cha Camillo để cầu nguyện cho Ngài. Đức Hồng Y tới ban phép sức dầu thánh cho Cha, cùng ban cho Cha phép lành Tòa thánh. Sau khi mọi người vừa dứt lời cầu nguyện, Cha Camillo trút hơi thở cuối cùng.
    • Với 40 năm phục vụ Chúa hiện diện trong người bệnh, Cha Camillo hưởng thọ 65 tuổi.
    Tình yêu Cha Camillô sống mãi
    Đã mấy trăm năm, cho dù Cha Camillo không còn nữa nhưng tinh thần của Ngài vẫn sống giữa những người nghèo khổ bệnh tật, những người bị ruồng bỏ, bị đẩy ra bên thềm của xã hội. Tinh thần và tình yêu của Cha vẫn được sống, trao và nhận bởi những tu sĩ Dòng Camillian và những ai yêu quý đoàn sủng của Dòng.

    Vinh quang
    • Những người nghèo khổ bệnh tật luôn tìm được an ủi nơi Cha Camillo cũng như không ngừng cầu nguyện cho Ngài. Nhờ sự hiệp thông này, Chúa đã ban cho niềm vinh quang cho tôi tớ của Chúa. Năm 1886 Đức Giáo Hoàng Leo XII đã tông phong Cha Camillo lên hàng Hiển Thánh đồng thời là Thánh bảo trợ bệnh nhân.
    • Năm 1939 Đức Giáo Hoàng Pio XI tôn vinh Thánh Camillo là Thánh bảo trợ các nhà thương và thầy thuốc.
    Phát triển Dòng trên khắp thế giới
    Hơn 400 năm hình thành và phát triển. Dòng Camillo nam va Camillo nữ hiện diện và phục vụ bệnh nhân nghèo trên hơn 40 nước trên thế giới. Tình yêu của Chúa qua cách thế của cha Camillo đã được gieo vào Việt Nam. Chúng ta tạ ơn Chúa và hy vọng linh đạo của Dòng sẽ luôn không ngừng phát triển.



    Sưu tầm





    “Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới”.


    1. Đừng mất thời gian với những đối tượng sai lầm 

    Cuộc sống quá ngắn ngủi, bạn không nên dành thời gian với những người chỉ biết hút cạn nguồn hạnh phúc của mình. Nếu ai đó muốn bạn có mặt trong cuộc sống của họ, họ sẽ tự dành ra chỗ cho bạn. Bạn không phải đấu tranh để giành giật lấy một vị trí nào cả. Đừng bao giờ ép mình vào mối quan hệ với những người coi thường giá trị của bạn. Và hãy nhớ, những người bạn thật sự của bạn không phải là những người ở bên cạnh bạn khi bạn thành công, mà là những người ở bên cạnh bạn khi bạn gặp khó khăn.

    2. Đừng chạy trốn các rắc rối của mình Hãy đối diện với chúng.
    Đây không phải là việc dễ dàng. Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn. Chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ, và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rènluyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay.

    3. Đừng nói dối bản thân mình
    Bạn có thể nói  dối người khác, nhưng bạn không thể nói dối chính bản thân mình. Cuộc sống của chúng ta chỉ tiến bộ khi chúng ta nắm bắt các cơ hội; và cơ hội đầu tiên và cũng là khó khăn nhất mà chúng ta có thể nắm bắt lấy là trung thực với chính mình.

    4. Đừng gác lại các nhu cầu của bản thân
    Điều đau đớn nhất là vì yêu người khác quá mà đánh mất bản thân mình, và quên mất rằng mình cũng là người đặc biệt. Vâng, hãy giúp đỡ người khác; nhưng bạn cũng phải giúp đỡ chính mình nữa chứ. Nếu có giây phút nào dành cho bạn để bạn theo đuổi đam mê và làm điều  gì đó quan trọng với mình, thì giây phút đó chính là ngay lúc này đây.

    5. Đừng cố gắng làm người khác
    Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống là làm chính mình trong một thế giới cứ chực biến bạn thành người giống như mọi người khác. Lúc nào cũng sẽ có người xinh đẹp hơn  bạn, thông minh hơn bạn, trẻ trung hơn bạn, nhưng họ sẽ không bao giờlà bạn cả. Đừng thay đổi để mong người khác thích mình. Hãy là chính mình, và sẽ có người yêu con người thật của bạn.

    6. Đừng bận tâm với quá khứ
    Bạn không thể bắt đầu một chương mới trong cuộc đời nếu cứ đọc đi đọc lại chương cũ.

    7. Đừng sợ mắc sai lầm
    Làm việc gì đó rồi mắc sai lầm còn hiệu quả gấp 10 lần so với không làm gì cả.  Mỗi thành công đều có một vệt dài những thất bại đằng sau nó, và mỗi thất bại đều dẫn đường tới thành công. Suy cho cùng, bạn sẽ hối hận về những điều mình KHÔNG làm nhiều hơn là về những điều mình đã làm.

    8. Đừng trách móc bản thân vì những sai lầm đã qua
    Có thể chúng ta yêu nhầm người và đau khổ về những điều không xứng đáng, nhưng dù mọi việc có tồi tệ tới mức nào, thì cũng có một điều chắc chắn: sai lầm giúp chúng ta tìm được đúng người, đúng thứ phù hợp với chúng ta. Chúng ta ai cũng có lúc mắc sai lầm, ai cũng có khó khăn, và thậm chí tiếc nuối về những  việc trong quá khứ. Nhưng bạn không phải là sai lầm của mình, bạn không phải là khó khăn của mình, và ngay lúc này đây, bạn có trong tay sức mạnh để xây dựng nên hiện tại và tương lai của chính mình. Mỗi một điều từng xảy ra trong cuộc sống của bạn đều góp phần chuẩn bị cho bạn đón nhận một khoảnh khắc mới chưa đến.

    9. Đừng cố công mua hạnh phúc
    Nhiều thứ chúng ta mong mỏi có được có giá đắt. Nhưng sự thật là, những gì thực sự khiến chúng ta hài lòng lại hoàn toàn miễn phí – đó là tình yêu, là tiếng cười, và là những giây phút miệt mài theo đuổi đam mê của mình.

    10. Đừng tìm kiếm hạnh phúc ở người khác
    Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc với chính con người bên trong của mình, thì bạn sẽ chẳng thể nào có được hạnh phúc lâu dài với bất kỳ người nào khác. Bạn phải tạo ra sự ổn định trong cuộc sống của mình trước rồi mới nghĩ tới chuyện chia sẻ cuộc sống đó với người khác được.

    11. Đừng lười nhác Đừng nghĩ ngợi quá nhiều
    Bởi có thể bạn sẽ tạo ra một rắc rối không đáng có. Hãy đánh giá tình hình và đưa ra hành động dứt khoát. Bạn không thể thay đổi điều mà mình không muốn đối mặt. Tiến bộ bao hàm rủi ro. Chấm hết ! Bạn không thể đứng một chỗ mà hy vọng mình sẽ tới được đích.

    12. Đừng nghĩ rằng mình chưa sẵn sàng
    Khi một cơ hội xuất hiện, không có ai cảm thấy mình đã sẵn sàng 100% để đón nhận nó. Bởi vì phần lớn những cơ hội lớn lao trong cuộc đời đều đòi hỏi chúng ta phải phát triển vượt quá “vùng thoải mái” của mình – điều này có nghĩa là ban đầu, chúng ta sẽ không cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

    13. Đừng tham gia vào các mối quan hệ vì những lý do sai lầm
    Cần phải lựa chọn các mối quan hệ một cách khôn ngoan. Ở một mình còn tốt hơn là giao tiếp với người xấu. Bạn không cần phải vội vàng. Điều gì phải đến, sẽ đến – và nó sẽ đến đúng lúc, với đúng người, và vì lý do tốt đẹp nhất. Hãy yêu khi bạn đã sẵn sàng, chứ đừng yêu khi bạn cảm thấy cô đơn.

    14. Đừng từ chối những mối quan hệ mới 
    Chỉ bởi vì các mối quan hệ cũ không đem lại kết quả tốt đẹp. Trong cuộc sống, rồi bạn sẽ nhận ra rằng mỗi người bạn gặp đều có ý nghĩa riêng cho bản thân bạn. Một số người sẽ thử thách bạn, một số người sẽ lợi dụng bạn, và một số khác sẽ dạy dỗ bạn. Nhưng điều quan trọng nhất là, một số người sẽ giúp bạn thể hiện được khía cạnh tốt đẹp nhất của mình.

    15.Đừng cố cạnh tranh với tất cả mọi người
    Đừng lo lắng khi thấy người khác giỏi hơn mình. Hãy tập trung vào việc “phá kỷ lục” của chính mình mỗi ngày. Thành công chỉ là một cuộc chiến giữa BẠN và BẢN THÂN BẠN mà thôi.

    16. Đừng ghen tị với người khác
    Ghen tị là hành động đếm các “điểm cộng” của người khác thay vì đếm các “điểm cộng” của mình. Hãy tự hỏi bản thân mình câu này: “Mình có điểm gì mà ai cũng mong có ?”

    17. Đừng than vãn và tự thương hại bản thânCác 
    Khó khăn xuất hiện trong cuộc sốngđều có lý do riêng của chúng – nhằm hướng bạn theo một cung đường phù hợp cho bạn. Có thể khi khó khăn xuất hiện, bạn sẽ không nhận thấy hay không hiểu được điều đó, và có thể đó là một trải nghiệm khó khăn. Nhưng bạn hãy thử nghĩ về những khó khăn mình đã trải qua trong quá khứ mà xem. Bạn sẽ thấy rằng, cuối cùng, chúng đã hướng bạn tới một địa điểm tốt hơn, trở thành một con người tốt hơn, có tâm trạng hay hoàn cảnh tích cực hơn. Vì thế, hãy cười lên! Hãy cho mọi  người thấy rằng bạn của ngày hôm nay mạnh mẽ gấp nhiều lần so với bạn của ngày hôm qua – và bạn sẽ là như thế.

    18. Đừng giữ mãi những hằn học.
    Đừng sống với niềm oán ghét trong tim. Bạn sẽ khiến mình đau khổ hơn so với những gì mà người mà bạn căm ghét có thể làm với bạn. Tha thứ không phải là nói: “Những gì anh đã làm với tôi là chấp nhận được”, mà là: “Tôi sẽ không để hạnh phúc của mình bị hủy hoại vĩnh viễn bởi những gì anh đã làm với tôi”. Tha thứ là câu trả lời… hãy buông ra đi, hãy tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hãy giải phóng bản thân  bạn! Và hãy nhớ, tha thứ không chỉ vì người khác, mà còn vì chính bạn nữa đấy. Hãy tha thứ cho bản thân mình, hãy tiếp tục cuộc sống, và cố gắng làm tốt hơn trong tương lai


    19. Đừng để người khác kéo bạn xuống vị trí ngang bằng với họ.
    Đừng hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để thích nghi với những người không chịu nâng cao các tiêu chuẩn của họ.


    20. Đừng lãng phí thời gian giải thích bản thân cho người khác
    Bạn bè  bạn sẽ không cần bạn phải giải thích gì cả, còn với kẻ thù, thì dù bạn có giải thích bao nhiêu họ cũng chẳng tin đâu. Hãy cứ làm những gì mà thâm tâm bạn biết là đúng.

    21. Đừng miệt mài làm đi làm lại một việc mà không có “khoảng ngừng”
    Thời điểm phù hợp để bạn hít một hơi thật sâu là khi bạn không có thời gian cho việc đó. Nếu bạn tiếp tục làm những gì mình đang làm, thì bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì mà bạn đang nhận được. Đôi khi bạn cần phải tạo ra cho mình một khoảng cách để có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng.

    22. Đừng bỏ qua điều kỳ diệu của những khoảnh khắc nhỏ nhoi
    Hãy tận hưởng những điều nhỏ nhặt, bởi vì biết đâu một ngày nào đó, bạn sẽ ngoảnh nhìn lại để rồi nhận ra rằng chúng là những điều lớn lao. Phần tốt đẹp nhất trong cuộc sống của bạn sẽ là những khoảnh khắc nhỏ bé không tên khi bạn dành thời gian mỉm  cười với ai đó quan trọng đối với bạn.

    23. Đừng cố làm mọi thứ trở nên hoàn hảoThế 
    Giới thực không vinh danh những người cầu toàn; nó sẽ trao phần thưởng cho những người hoàn thành công việc.

    24. Đừng đi theo con đường ít bị cản trở nhất
    Cuộc sống không dễ dàng, nhất là khi bạn lên kế hoạch đạt được điều gì đó có giá trị. Đừng chọn con đường đi dễ dàng. Hãy làm điều gì đó phi thường.

    25. Đừng hành động như thể mọi việc đều tốt đẹp 
    Trong khi thực tế không phải như vậy Suy sụp một lát cũng không sao. Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra mạnh mẽ, và cũng không cần phải liên tục chứng minh rằng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Bạn cũng không nên lo lắng về chuyện người khác đang nghĩ gì– hãy khóc nếu bạn cần khóc – điều đó cũng tốt cho sức khỏe của bạn mà. Càng khóc sớm, bạn càng sớm có khả năng mỉm cười trở lại.

    26. Đừng đổ lỗi cho người khác về các rắc rối của bạn
    Khả năng thực hiện được ước mơ của bạn tỉ lệ thuận với khả năng bạn tự nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Khi trách cứ người khác vì những gì bạn đang trải qua, nghĩa là bạn đang chối bỏ trách nhiệm – bạn đang trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình.

    27. Đừng cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người
    Đó là điều không thể xảy ra, và nếu bạn cứ cố công làm như vậy, bạn sẽ kiệt sức mất thôi. Nhưng làm cho một người mỉm cười cũng có thể thay đổi cả thế giới. Có thể không phải là toàn bộ thế giới, mà chỉ là thế giới của riêng người đó thôi. Vì thế, hãy thu hẹp sự tập trung của mình lại.

    28. Đừng lo lắng quá nhiều
    Lo lắng sẽ không giúp giải thoát các gánh nặng của ngày mai, nhưng nó sẽ tước bỏ đi niềm vui của ngày hôm nay. Một cách để bạn  có thể kiểm tra xem có nên mất công suy nghĩ về điều gì đó hay không là tự đặt ra cho mình câu hỏi này: “Điều này có quan trọng gì nữakhông trong một năm tiếp theo? Ba năm tiếp theo? Năm năm tiếp theo?”. Nếu câu trả lời là không, thì nó không đáng để bạn bận tâm đâu.

    29. Đừng tập trung vào những gì bạn không mong muốn xảy ra
    Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự muốn xảy ra. Suy nghĩ tích cực là “tiền đồn” cho mọi thành công vĩ đại. Nếu mỗi sáng bạn thức dậy với tâm niệm rằng ngày hôm nay sẽ có điều tuyệt vời xảy ra trong cuộc sống của mình, và bạn để tâm chú ý, thì rồi thường là bạn sẽ nhận thấy rằng niềm tin của mình là đúng.

    30. Đừng là người vô ơn
    Dù bạn đang ở hoàn cảnh tốt đẹp hay tồi tệ, hãy thức dậy mỗi ngày với niềm biết ơn cuộc sống của mình. Ở nơi nào đó, người khác đang đấu tranh trong tuyệt vọng để giành giật lấy cuộc sống của họ. Thay vì nghĩ về những gì bạn không có, hãy nghĩ về những gì bạn đang có mà người khác không có.



     CỎ ĐUÔI GÀ Sưu tầm




    1/ Ba điều làm nên giá trị một con người:
    Siêng năng + Chân thành + Thành đạt 

    2/ Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
    Rượu + Lòng tự cao + Sự giận dữ.




    3/ Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
    Thời gian + Lời nói + Cơ hội

    4/ Ba điều trong đời không được đánh mất:
    Sự thanh thản + Hy vọng + Lòng trung thưc.

    5/ Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
    Tình yêu + Lòng tự tin + Bạn bè 

    6/ Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
    Giấc mơ + Tài sản + Thành công . 



    CỎ ĐUÔI GÀ st 










    Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều người phải ngạc nhiên vì những hành động và các lời phát biểu của Ngài như là vị cha chung hiền lành và khiêm nhường. Xin cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội một vị Giáo Hoàng phản ảnh tình yêu đích thực của Chúa Kitô giữa thế giới vật chất và vô cảm hôm nay. Dưới đây là những câu nói nổi bật của Đức Thánh Cha Phanxicô tổng hợp từ các nguồn tài liệu trên internet mà mọi người có thể học học hỏi và suy tư.

    “Cánh đồng đức tin đích thực chính là tâm hồn mỗi người chúng ta, là cuộc sống chúng ta. Chính trong cuộc sống chúng ta mà Chúa Giêsu yêu cầu để cho Lời Ngài đi vào để có thể nẩy mầm và tăng trưởng!”

    “Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta một cái gì cao cả hơn là Cúp Bóng Đá Thế giới! Ngài cho chúng ta khả năng đạt tới một cuộc sống phong phú, hạnh phúc, và tặng chúng ta một tương lai với Ngài, không bao giờ cùng tận, là đời sống vĩnh cửu.”

    “Cầu nguyện là nói chuyện hằng ngày với Chúa, Đấng luôn lắng nghe chúng ta.”

    “Trong Giáo Hội của Chúa Giêsu, chúng ta là những viên đá sống động, và Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Giáo Hội của Ngài; không phải như một nhà nguyện nhỏ chỉ chứa được một nhóm nhỏ. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta làm sao để Giáo Hội sinh động thật rộng lớn để có thể đón nhận toàn thể nhân loại, trở thành nhà của tất cả mọi người!”

    “Khi tôi hỏi Mẹ Têrêxa Calcutta xem phải làm gì để thay đổi trong Giáo Hội, Mẹ trả lời: chính cha và con!”

    “Chúa Giêsu không đối xử với chúng ta như người nô lệ, nhưng như những người tự do, như bạn hữu, và như những người em.”

    “Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.”

    ”Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo 3 điều này, các con sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng. Ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận được niềm vui.”

    “Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, không bao dung và oán thù. Để kiến tạo một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn!”

    “Đức tin hay đức cậy hoặc đức mến dĩ nhiên phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với giáo huấn “Hãy mặc lấy Đức Kitô”, đặt niềm tin nơi Người, chứ không ở nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực.”

    “Nếu lấy ‘ta’ ra khỏi trung tâm cuộc đời và đặt ‘Chúa Kitô’ vào đó, ta sẽ được an toàn, mạnh mẽ và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi.”

    “Khi Thiên Chúa hiện diện, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần.”

    “Đối với người tin, thập giá Chúa Kitô là cách thế chắc chắn, cách thế chắc chắn duy nhất để được giải thoát và thành tựu.”

    “Cha muốn mọi người ra đi! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài đường phố! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian, là định lập, là thoải mái, là giáo sĩ trị, là khép kín vào chính mình...”.

    “Không phải những sáng tạo mục vụ, hoặc các cuộc họp hay các kế hoạch có thể đảm bảo hoa trái của chúng ta, nhưng chính sự trung thành của chúng ta với Chúa Giêsu, Đấng đã lặp đi lặp lại: ‘Hãy ở lại trong ta và ta cư ngụ trong anh em.’"

    “Giám mục và linh mục hãy đào tạo người trẻ trong sứ vụ truyền giáo, bằng cách sai họ bước ra và bước tới. Chúa Giêsu đã làm điều này với các môn đệ của Ngài: Người đã không giữ các tông đồ dưới cánh của mình như gà mẹ giữ chặt con dưới cánh. Ngài sai họ ra!”

    “Giám mục và linh mục không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân!”

    “Giám mục và linh mục hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến dự bàn tiệc Chúa.”

    “Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình.”

    “Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất.”

    “Chúa Giêsu chấp nhận tất cả khổ đau và tội lỗi của nhân loại với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta rằng: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và Ta đã đến để ban cho các con hy vọng, để mang đến cho các con sự sống."

    “Thánh Giá cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi Ngài đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng.”


    "Chúa Kitô luôn hiện diện như một người trong chúng ta, chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta."

    “Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình được chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng; đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ.”

    “Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó là rửa sạch bàn tay của mình.”

    “Chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu.”

    “Khi chúng ta rộng lòng chào đón người khác và chia sẻ điều gì với họ - như một ít thực phẩm, một chỗ, thời giờ của mình – thì không những chúng ta không còn nghèo nữa, mà chúng ta được giàu thêm.”

    “Không ai có thể tiếp tục vô cảm với sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên thế giới này! Mỗi người, tùy theo khả năng và trách nhiệm riêng của mình, phải đóng góp cách cá nhân vào việc chặn đứng quá nhiều bất công xã hội.”

    “Không được tẩy chay ai! Chúng ta hãy luôn nhớ điều này: chỉ khi nào chúng ta có thể chia sẻ thì chúng ta mới thực sự trở nên giàu có; tất cả những gì được chia sẻ đều sẽ tăng gấp bội! Hãy nghĩ đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều!”

    “Mức độ vĩ đại của một xã hội được xác định bởi cách họ đối xử với những người nghèo khổ nhất, những người không có gì ngoài sự nghèo đói của họ.”

    “Không bao giờ được chán nản, đừng mất niềm tin, đừng bao giờ để cho niềm hy vọng của các con bị dập tắt. Thực trạng có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. Các con hãy tìm cách là những người đầu tiên mang lại điều tốt lành, đừng học thói quen làm điều ác, nhưng đánh bại nó bằng điều tốt lành.”

    “Tất cả chúng ta cần phải nhìn nhau với cặp mắt yêu thương của Đức Kitô, và phải học cách ôm lấy những người nghèo khổ, để cho họ thấy sự gần gũi, cảm tình và lòng yêu thương của chúng ta.”

    “Đừng để bị người ta cướp mất hy vọng của mình! Và không chỉ có thế, nhưng tôi nói với tất cả chúng ta: chúng ta không được cướp mất hy vọng người khác, chúng ta hãy trở thành những người mang hy vọng!”

    “Chúng ta có thể là những Giám mục, những Linh mục, Hồng y, Giáo Hoàng, nhưng chúng ta sẽ không là môn đệ của Chúa, nếu chúng ta để Thánh giá lại phía sau.”

    “Tôi ước muốn một Giáo hội nghèo và cho người nghèo".

    “Sự giàu có đích thực là tình yêu Thiên Chúa, được chia sẻ cho anh chị em mình. Tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa và làm cho chúng ta biết chia sẻ và giúp đỡ nhau. Ai có kinh nghiệm này thì được bình an trong tâm hồn và không sợ chết.”

    “Đức tin là một món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ: nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, thì chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu bị cô lập, không sinh hoa quả và bệnh tật.”

    "Không thể rao gảng Đức Kitô mà không có Hội Thánh. Truyền giáo không bao giờ là một hành động cô lập, cá nhân hay riêng tư, nhưng luôn luôn là hành động của Hội Thánh."

    “Bản chất truyền giáo của Hội Thánh không phải là việc cải đạo, nhưng là việc làm chứng của đời sống, là đời sống soi sáng đường đi, mang lại hy vọng và tình yêu.”

    “Chúng ta đã sa ngã trong sự dửng dưng toàn cầu hoá. Chúng ta đã trở nên coi thường đến sự đau khổ của những kẻ khác khi cho rằng: sự đó không liên can tới tôi; sự đó không dính dáng gì đến tôi; đó không phải là công việc của tôi!”

    “Người Kitô hữu được kêu gọi sống cam đảm trong sự yếu đuối của mình. Chúng ta phải thừa nhận rằng mình yếu đuối, và đôi khi, chúng ta phải quên đi tội lỗi, không chút luyến tiếc, không nhìn lại phía sau.”

    “Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã dạy chúng ta rằng: đôi khi, trong một vài cơn cám dỗ, giải pháp duy nhất là trốn chạy và đừng cảm thấy xấu hổ khi trốn chạy; hãy nhìn nhận rằng chúng ta yếu đuối và chúng ta phải chạy trốn.”

    “Đối mặt với tội, chúng ta phải trốn chạy không chút quyến luyến. Sự tò mò không giúp được gì, trái lại, còn gây tổn thương!”

    “Chúng ta yếu đuối nhưng chúng ta phải can đảm trong sự yếu hèn của chúng ta. Thường sự cam đảm của chúng ta phải được diễn tả bằng việc chạy trốn mà không nhìn lại đàng sau, để không bị rơi vào cạm bẫy của những lưu luyến xấu xa. Đừng sợ và hãy luôn nhìn lên Chúa!”

    “Cha cảm thấy buồn khi thấy một linh mục hay một nữ tu đi chiếc xe hơi đời mới nhất: thật không thể như thế được!”

    “Đừng tham vọng, không tìm kiếm chức vụ giám mục. Các ứng viên giám mục cần có tinh thần nghèo khó và không có não trạng trở nên các hoàng tử.”

    “Nếu các con thích một chiếc xe xinh xắn, hãy nghĩ đến biết bao trẻ em đang chết đói, hãy nghĩ đến điều này thôi. Niềm vui không được sinh ra, cũng không đến từ những thứ người ta có!”

    “Đừng sợ phải diễn tả niềm vui vì đã trả lời tiếng gọi của Chúa, của sự lựa chọn yêu thương và làm chứng cho tin mừng của Ngài qua việc phục vụ Hội Thánh.”

    “Khi một linh mục không trở nên ‘người cha’ đối với cộng đoàn của mình, khi một nữ tu không trở nên ‘người mẹ’ với tất cả những ai họ cùng làm việc, thì họ trở nên buồn bã. Cội rễ của buồn phiền trong đời sống mục vụ thực tế nằm ở chỗ thiếu tinh thần của người cha, tinh thần của người mẹ, do việc sống cuộc đời dâng hiến ấy cách tồi tệ, trong khi lẽ ra phải dẫn chúng ta đến việc sinh hoa kết trái.”

    "Trong thế giới này, sự giàu sang gây ra nhiều sự dữ; điều cần thiết là chúng ta, những linh mục, nữ tu, hết thảy chúng ta phải trở nên rõ ràng với sự nghèo khó của mình!"

    “Hãy luôn nói sự thật với cha giải tội của các con. Sự minh bạch này mang lại lợi ích cho các con, bởi nó làm cho ta nên khiêm nhường; tất cả chúng ta hãy nói sự thật, đừng che giấu, lấp lửng gì cả, bởi các con đang nói với chính Đức Giêsu trong con người của cha giải tội.”

    “Hãy minh bạch! Chính Đức Giêsu đang lắng nghe các con. Hãy luôn luôn có sự minh bạch này trước mặt Đức Giêsu qua cha Giải tội!”

    “Các thánh và những bậc thầy về đời sống thiêng liêng nói với chúng ta rằng: thực hành việc xét mình hàng ngày rất hữu ích, thậm chí không thể thiếu, để giúp ta lớn lên trong chân thực của đời sống chúng ta.”

    “Một linh mục, một nam tu, một nữ tu không thể nào là một hòn đảo, nhưng phải luôn là một người sẵn sàng gặp gỡ. Tình bạn cũng được nên phong phú nhờ những đoàn sủng khác nhau của các gia đình dòng tu. Nó là một sự phong phú tuyệt vời.”

    "Hãy ra khỏi bản thân mình để loan báo Tin mừng, nhưng để làm điều này, các con phải ra khỏi chính mình để gặp gỡ Đức Giêsu. Có hai con đường để ra đi: một là hướng về gặp gỡ Đức Giêsu, hướng về tính siêu việt; đường kia là hướng về tha nhân để loan báo Đức Giêsu. Hai con đường này đi đôi với nhau. Nếu bạn chỉ thực hiện một trong hai thì chẳng ích lợi gì.”

    “Cha muốn một Hội Thánh ra đi truyền giáo nhiều hơn, một Hội Thánh không quá tĩnh lặng. Một Hội Thánh xinh đẹp khi biết ra đi.”

    “Hãy sống tích cực, nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng; và đồng thời, hãy ra đi, sẵn sàng gặp gỡ mọi người, đặc biệt những ai bị khinh rẻ và bất hạnh. Đừng sợ phải đi ngược dòng.”

    “Chúng ta sợ rằng Thiên Chúa sẽ bắt chúng ta dấn bước trên những nẻo đường mới lạ, phải bỏ lại sau lưng tất cả nhãn quan chật hẹp, khép kín, vị kỷ của riêng chúng ta, để mở ra những chân trời mới của Ngài. Thật thế, xuyên suốt lịch sử ơn cứu độ, bất cứ khi nào Thiên Chúa tỏ mình ra, Ngài đều đem đến những điều mới mẻ.”



    “Chúa Thánh Thần có vẻ như gây mất trật tự trong Giáo hội, bởi vì Ngài đem đến những đoàn sủng và những quà tặng đa dạng; thế mà, dưới sự hoạt động của Ngài, tất cả những điều đó là một nguồn gia sản phong phú, vì Chúa Thánh Thần là Thánh Thần của hiệp nhất, không có nghĩa là đồng nhất.”

    "Khi chúng ta để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình, thì sự phong phú, khác biệt, đa dạng không bao giờ trở thành nguyên nhân gây ra xung đột, bởi vì Ngài thúc bách chúng ta cảm nghiệm sự đa dạng đó trong sự hiệp thông của Giáo Hội. Cùng bước đi trong Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của các mục tử là những người được ban cho đặc sủng và sứ vụ, đó là dấu chỉ Chúa Thánh Thần đang hoạt động.”

    “Chúa Thánh Thần thúc bách chúng ta mở rộng cửa và đi ra để loan báo và làm chứng cho Tin Mừng, để thông truyền niềm vui đức tin, để gặp gỡ với Đức Kitô. Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mạng truyền giáo.”

    “Chúa Thánh Thần là quà tặng tối cao của Đức Kitô phục sinh ban cho các tông đồ, vậy mà Ngài còn muốn món quà đó cũng đến tay mọi người.”

    “Hội Thánh không phải là một hội từ thiện, văn hóa hay chính trị, nhưng là một thân thể sống động, hành trình và hành động trong lịch sử. Và thân thể này có một đầu, là Chúa Giêsu, Đấng hướng dẫn nó, nuôi nấng nó và nâng đỡ nó.”

    “Nếu đầu bị tách ra khỏi phần còn lại của thân thể thì toàn thể con người không còn có thể sống được. Vì vậy, chính trong Hội Thánh, chúng ta phải luôn liên kết mật thiết hơn bao giờ hết với Chúa Giêsu.”

    “Như một thân thể, điều quan trọng là các mạch máu phải luân chuyển trong đó, cho nên chúng ta phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta, để cho Lời Người hướng dẫn chúng ta, để cho sự hiện diện của Người trong bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta, linh động hóa chúng ta, để cho tình yêu của Người củng cố tình yêu tha nhân của chúng ta.”

    “Chúng ta hãy luôn hiệp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta hãy tín thác nơi Người, chúng ta hãy định hướng đời mình theo Tin Mừng, nuôi dưỡng mình bằng cầu nguyện hàng ngày, bằng lắng nghe Lời Chúa và tham dự các Bí Tích.”

    "Sự hiệp nhất là một ân sủng mà chúng ta phải cầu xin từ Chúa, để Người giải thoát chúng ta khỏi những cám dỗ về chia rẽ, khỏi những tranh chấp giữa chúng ta, khỏi tính ích kỷ và ngồi lê mách lẻo."

    “Xung đột có thể giúp chúng ta lớn lên, nhưng cũng có thể chia rẽ chúng ta. Chúng ta đừng đi theo con đường chia rẽ, con đường tranh chấp giữa chúng ta! Tất cả hãy hiệp nhất, tất cả hiệp nhất với những khác biệt của mình, nhưng luôn thống nhất, luôn luôn: đây là con đường của Chúa Giêsu.”

    “Đức Giêsu âm thầm nói với chúng ta trong mầu nhiệm Thánh Thể và mọi lúc nhắc nhở chúng ta rằng: đi theo Ngài có nghĩa là đi ra khỏi chính mình và làm cho chính cuộc sống chúng ta không phải trở thành một sự chiếm đoạt, nhưng là một quà tặng cho Ngài và cho người khác.”

    “Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông, đưa chúng ta ra khỏi chủ nghĩa cá nhân để cùng sống cuộc hành trình bước theo Chúa của chúng ta, sống niềm tin của chúng ta là gắn bó với Ngài.”

    “Chúa sử dụng điều chúng ta có: những khả năng khiêm tốn của chúng ta, bởi vì chỉ khi chia sẻ, khi trao ban chúng, mà cuộc sống chúng ta trở nên phong phú, sinh hoa kết trái.”

    “Thiên Chúa đến gần chúng ta; trong hy lễ thập giá Người hạ mình, đi vào sự tăm tối của cái chết để ban cho chúng ta sự sống của Người, sự sống vượt thắng sự dữ, tính ích kỷ, và sự chết.”

    “Mỗi người trong tất cả chúng ta đều phải là người rao giảng Tin Mừng, đặc biệt là bằng cách sống của mình!”

    “Đem Tin Mừng chính là bắt đầu bằng việc loan báo và sống sự hòa giải, tha thứ, bình an, hiệp nhất và tình yêu mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta.”

    “Ngọn lửa của Lễ Ngũ Tuần, tác động của Chúa Thánh Thần, không ngừng phát ra những năng lượng mới cho các sứ vụ, những con đường mới để công bố sứ điệp cứu độ, một lòng can đảm mới để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta đừng bao giờ đóng cửa lòng lại với sự tác động này!”

    “Việc truyền giáo, việc rao giảng về Chúa Giêsu ban cho chúng ta niềm vui; ngược lại, sự ích kỷ cho chúng ta cay đắng, buồn rầu, làm cho chúng ta ra suy đồi. Rao giảng Tin Mừng kéo chúng ta lên cao.”

    “Nếu không có cầu nguyện, những việc làm của chúng ta trở nên trống rỗng và lời rao giảng của chúng ta không có hồn, vì nó không được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần.”

    “Chúa Giêsu chính là Chân Lý: Chân Lý "đã trở thành nhục thể", đã đến giữa chúng ta để chúng ta biết Chân Lý ấy. Không thể nắm bắt Chân Lý như nắm bắt một sự vật. Chân Lý phải được gặp gỡ. Nó không phải là một vật sở hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Ngôi Vị.”

    “Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta "vào tất cả Chân Lý" (Ga 16:13); Ngài không những chỉ giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, sự viên mãn của Chân Lý, mà còn hướng dẫn chúng ta "vào" Chân Lý, làm cho chúng ta đi vào sự hiệp thông sâu xa hơn với Chúa Giêsu, cho chúng ta hiểu biết về những gì thuộc về Thiên Chúa.”

    “Chúng ta cần phải để cho mình được tràn ngập bởi ánh sáng của Chúa Thánh Thần, để Ngài đưa chúng ta vào Chân Lý của Thiên Chúa, là Chúa duy nhất của cuộc đời chúng ta.”

    “Một người không thể là một Kitô hữu bán thời gian, nhưng là Kitô hữu trong mọi gây phút! Một cách toàn diện!"

    “Con người như một khách lữ hành, đang băng qua hoang địa cuộc đời, khát một dòng nước hằng sống, vọt lên và tươi mát, có khả năng làm thỏa mãn ước vọng sâu thẳm tận đáy lòng về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an của người ấy. Tất cả chúng ta đều cảm thấy ước vọng ấy! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần.”

    “Một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần.”

    “Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu.”

    “Mối quan hệ hiếu thảo với Thiên Chúa không giống như một kho báu được cất giữ trong một góc xó của cuộc đời chúng ta, nhưng phải được phát triển, phải được cho ăn mỗi ngày bằng cách lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, tham dự các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể, và qua đức ái.”

    “Mỗi ngày chúng ta phải để cho Đức Kitô biến đổi mình trở thành hình ảnh của Người.”

    “Là một Kitô hữu không chỉ là tuân giữ các giới răn, nhưng còn có nghĩa là sống trong Đức Kitô, suy nghĩ như Người, hành động như Người, yêu như Người; có nghĩa là để Người làm chủ cuộc đời chúng ta và thay đổi nó, biến đổi nó, để giải thoát nó khỏi bóng tối sự dữ và tội lỗi.”

    “Chúng ta hãy nhìn đến quê hương trên trời của mình, chúng ta sẽ có một ánh sáng và sức mạnh mới trong công việc và trong những nỗ lực hàng ngày của chúng ta.”

    “Sự giầu có đích thực là tình yêu Thiên Chúa, được chia xẻ với các anh chị em... kẻ nào đã có kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa này không sợ cái chết, vì người ấy nhận được sự bình an trong tâm hồn.”

    “Nền văn hóa an sinh sung túc làm cho chúng ta nghĩ đến chính mình, làm cho chúng ta không nhạy cảm đối với tiếng kêu than của người khác, làm cho chúng ta sống trong những bong bóng xà bông, nó đẹp nhưng chẳng là gì cả, đó là ảo tưởng về sự phù du, tạm bợ, dẫn tới sự dửng dưng đối với tha nhân.”

    “Bất cứ ai là một ‘bạn hữu’ của thế gian, thì kẻ ấy là một người sùng bái ngẫu tượng, một người không trung thành với tình yêu của Thiên Chúa!”

    “Chúng ta hãy xin được ơn để đừng trở thành những kẻ băng hoại, cho dù là những người tội lỗi nhưng xin đừng để chúng ta ra hư nát! Và hãy xin được ơn để tiến bước trên con đường nên thánh".

    “Muối Chúa Kitô ban cho chúng ta là muối của đức tin, đức cậy và đức ái… Muối này không nên cất giữ, vì nếu muối đem cất trong lọ thì chẳng làm được gì, và chẳng có ích lợi gì”.


    “Sự đặc thù của Kitô giáo không phải là sự thuần nhất! Mỗi người chúng ta, với cá tính, các tính tình khác nhau, cùng với nền văn hóa – và cần giữ nguyên như vậy, vì đó là một kho tàng.”

    ”Tin Mừng tính, Giáo Hội tính và Thừa sai tính. 3 từ này xin anh chị em đừng quên!”

    “Chính Chúa giúp cho Giáo Hội sống, gìn giữ và làm cho tăng trưởng, làm cho thánh thiện, bảo vệ và che chở chống lại thần dữ của thế gian, và những gì thần dữ muốn Giáo Hội trở thành, tóm lại là trở nên trần tục hơn. Đây chính là nguy cơ trầm trọng!”

    “Một Giáo Hội trần tục, với một tinh thần của thế gian, là một Giáo Hội suy yếu.”

    “Tất cả chúng ta đều đang đi về Giêrusalem trên Trời, “ngày hạnh phúc là ngày chúng ta sẽ được thấy dung nhan Thiên Chúa, và được ở bên Người mãi mãi, trong tình yêu của Người.”

    “Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm linh để gặp Chúa Kitô khi Người lại đến; dụ ngôn các nén bạc nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta là phải biết dùng các tài năng Chúa ban một cách khôn ngoan, khiến cho chúng sinh hoa kết quả.”

    “Chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu chúng ta dành cho người khác, và nhất là cho những ai thiếu thốn.”

    "Hãy tùng phục Chúa Thánh Thần, vì Ngài đến giữa chúng ta và làm cho chúng ta bước đi trên con đường thánh thiện.”

    “Thái độ bất nhất của các tín hữu và các mục tử, giữa điều họ nói và điều họ làm, giữa lời nói và lối sống làm thương tổn uy tín của Giáo Hội.”

    “Linh mục phải luôn ý thức rõ ràng trách nhiệm chủ chiên của mình là phải mang vào mình ‘mùi của chiên’.”

    “Các con đừng sợ đi ngược dòng đời, khi mà những giá trị được bày ra cho chúng ta là những giá trị xấu, muốn cướp mất hy vọng của chúng ta.”


    Tác giả: Cát Minh

    Author Name

    Biểu mẫu liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *

    Được tạo bởi Blogger.