I. KHÁI QUÁT VỀ KINH THÁNH
1. Kinh Thánh là gì?
Kinh Thánh là bộ sách chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa, gồm những điều Chúa nói và những việc Chúa làm, nhằm đưa con người vào đời sống của Thiên Chúa.
Kinh Thánh là bộ sách chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa, gồm những điều Chúa nói và những việc Chúa làm, nhằm đưa con người vào đời sống của Thiên Chúa.
2. Kinh Thánh chia làm mấy phần?
Kinh Thánh chia làm hai phần: Cựu Ước và Tân Ước.
Kinh Thánh chia làm hai phần: Cựu Ước và Tân Ước.
3. Kinh Thánh có tất cả bao nhiêu quyển?
Kinh Thánh có tất cả 73 quyển:
- Cựu Ước gồm 46 quyển.
- Tân Ước gồm 27 quyển.
Kinh Thánh có tất cả 73 quyển:
- Cựu Ước gồm 46 quyển.
- Tân Ước gồm 27 quyển.
4. Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là gì?
Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Giê-su Ki-tô, vì toàn bộ Kinh Thánh quy hướng về Người và hoàn tất nơi Người.
Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Giê-su Ki-tô, vì toàn bộ Kinh Thánh quy hướng về Người và hoàn tất nơi Người.
5. Trong Kinh Thánh những quyển sách nào quan trọng nhất?
Đó là bốn quyển Tin Mừng, vì nói về cuộc đời và lời dạy của Chúa Giê-su.
Đó là bốn quyển Tin Mừng, vì nói về cuộc đời và lời dạy của Chúa Giê-su.
6. Cựu Ước và Tân Ước liên kết với nhau như thế nào?
Cựu Ước và Tân Ước liên kết chặt chẽ với nhau vì Thiên Chúa chỉ có một ý định cứu độ nhân loại và chỉ có một mặc khải duy nhất, nên cả 2 Giao Ước thống nhất với nhau:
Cựu Ước chuẩn bị cho Tân Ước, Tân Ước hoàn tất Cựu Ước, cả hai soi sáng cho nhau, cả hai đều thật sự là Lời Thiên Chúa ( Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 140 ).
Cựu Ước và Tân Ước liên kết chặt chẽ với nhau vì Thiên Chúa chỉ có một ý định cứu độ nhân loại và chỉ có một mặc khải duy nhất, nên cả 2 Giao Ước thống nhất với nhau:
Cựu Ước chuẩn bị cho Tân Ước, Tân Ước hoàn tất Cựu Ước, cả hai soi sáng cho nhau, cả hai đều thật sự là Lời Thiên Chúa ( Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 140 ).
7. Ai là tác giả của Kinh Thánh?
Thiên Chúa và những người biên soạn đều là tác giả của Kinh Thánh, vì chính Thiên Chúa đã linh hứng, nghĩa là soi sáng và thúc đẩy các tác giả nhân loại viết ra.
Thiên Chúa và những người biên soạn đều là tác giả của Kinh Thánh, vì chính Thiên Chúa đã linh hứng, nghĩa là soi sáng và thúc đẩy các tác giả nhân loại viết ra.
8. Quy điển Kinh Thánh là gì?
Quy điển Kinh Thánh là những sách mà Giáo Hội công bố là được Thiên Chúa linh hứng, và được dùng làm quy luật cho đời sống Đức Tin của mọi tín hữu.
Quy điển Kinh Thánh là những sách mà Giáo Hội công bố là được Thiên Chúa linh hứng, và được dùng làm quy luật cho đời sống Đức Tin của mọi tín hữu.
9. Bản dịch Bảy Mươi là gì ?Bản dịch Bảy Mươi là bản dịch Kinh Thánh Cựu Ước sang tiếng Hy-lạp đã được các Tông Đồ và Giáo Hội sơ khai sử dụng.
Theo tương truyền, công trình phiên dịch này do 70 người thực hiện vào thế kỷ thứ III trước công nguyên.
Theo tương truyền, công trình phiên dịch này do 70 người thực hiện vào thế kỷ thứ III trước công nguyên.
10. Bản dịch Phổ Thông là gì?
Bản dịch phổ thông là bản dịch Kinh Thánh sang tiếng La-tinh do thánh Giê-rô-ni- mô ( 347 – 419 ) thực hiện, nhằm phổ biến trong Hội Thánh Công Giáo.
Bản dịch phổ thông là bản dịch Kinh Thánh sang tiếng La-tinh do thánh Giê-rô-ni- mô ( 347 – 419 ) thực hiện, nhằm phổ biến trong Hội Thánh Công Giáo.
11. Ngoài Kinh Thánh ra chúng ta còn tìm thấy Lời Chúa ở đâu nữa?
Ngoài Kinh Thánh ra, chúng ta còn tìm thấy Lời Chúa trong Thánh Truyền gồm những điều Chúa đã nói và những việc Chúa đã làm được lưu truyền một cách sống động trong Giáo Hội.
Ngoài Kinh Thánh ra, chúng ta còn tìm thấy Lời Chúa trong Thánh Truyền gồm những điều Chúa đã nói và những việc Chúa đã làm được lưu truyền một cách sống động trong Giáo Hội.
II. KINH THÁNH CỰU ƯỚC
12. Cựu Ước là gì?
Cựu Ước là những sách ghi chép Lời Thiên Chúa nói với con người qua dân tộc Do- thái nhằm chuẩn bị cho Đức Ki-tô Cứu Thế xuất hiện.
Cựu Ước là những sách ghi chép Lời Thiên Chúa nói với con người qua dân tộc Do- thái nhằm chuẩn bị cho Đức Ki-tô Cứu Thế xuất hiện.
13. Cựu Ước gồm những sách nào?
Cựu Ước gồm 46 quyển, xếp theo 4 loại:
- Một là 5 quyển sách Luật Mô-sê ( Ngũ Kinh ): Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.
- Hai là 16 quyển sách Lịch Sử: Giô- suê, Thủ Lãnh ( Thẩm Phán ), Rút, 2 sách Sa-mu- en, 2 sách các Vua, 2 sách Sử Biên Niên, Ét- ra, Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, 2 sách Ma-ca-bê.
- Ba là 7 quyển sách Khôn Ngoan: Gióp, Thánh vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.
- Bốn là 18 quyển sách Ngôn Sứ: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ai Ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Đa-ni- en, Hô-sê, Gio-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Gio-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi.
Cựu Ước gồm 46 quyển, xếp theo 4 loại:
- Một là 5 quyển sách Luật Mô-sê ( Ngũ Kinh ): Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.
- Hai là 16 quyển sách Lịch Sử: Giô- suê, Thủ Lãnh ( Thẩm Phán ), Rút, 2 sách Sa-mu- en, 2 sách các Vua, 2 sách Sử Biên Niên, Ét- ra, Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, 2 sách Ma-ca-bê.
- Ba là 7 quyển sách Khôn Ngoan: Gióp, Thánh vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.
- Bốn là 18 quyển sách Ngôn Sứ: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ai Ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Đa-ni- en, Hô-sê, Gio-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Gio-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi.
14. Đối với người Ki-tô hữu Cựu Ước có giá trị nào?
Đối với người Ki-tô hữu, Cựu Ước có 3 giá trị sau đây:
- Một là Cựu Ước nói về Lời hứa cứu độ của Thiên Chúa và những gì Ngài đã thực hiện trong lịch sử dân Do-thái để dọn đường cho Đấng Cứu Thế ra đời.
- Hai là Cựu Ước cho ta thấy đường lối giáo dục đầy nhân hậu khôn ngoan của Thiên Chúa đối với loài người.
- Ba là Cựu Ước đem lại cho ta một kho tàng kinh nghiệm phong phú về cuộc sống và Đức Tin.
Đối với người Ki-tô hữu, Cựu Ước có 3 giá trị sau đây:
- Một là Cựu Ước nói về Lời hứa cứu độ của Thiên Chúa và những gì Ngài đã thực hiện trong lịch sử dân Do-thái để dọn đường cho Đấng Cứu Thế ra đời.
- Hai là Cựu Ước cho ta thấy đường lối giáo dục đầy nhân hậu khôn ngoan của Thiên Chúa đối với loài người.
- Ba là Cựu Ước đem lại cho ta một kho tàng kinh nghiệm phong phú về cuộc sống và Đức Tin.
III. KINH THÁNH TÂN ƯỚC
15. Tân Ước là gì?
Tân Ước là những sách ghi chép Lời Thiên Chúa nói với con người nơi Đức Giê-su Ki-tô.
Tân Ước là những sách ghi chép Lời Thiên Chúa nói với con người nơi Đức Giê-su Ki-tô.
16. Tân Ước gồm những sách nào?
Tân Ước gồm 27 quyển. Đó là:
- 4 quyển Tin Mừng ( Phúc Âm ): do các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và thánh Gio-an ghi chép.
- Sách Công Vụ Tông Đồ.
- Mười ba Thư của thánh Phao-lô gởi cho các giáo đoàn tại Rô-ma, Cô-rin-tô ( 2 ), Ga- lát, Ê-phê-sô, Phi-líp-phê, Cô-lô-xê, Thê-xa-lô-ni-ca ( 2 ), gởi cho ông Ti-mô-thê ( 2 ), gởi cho ông Ti- tô, gởi cho ông Phi-lê-môn.
- Thư gởi tín hữu Do-thái.
- Bảy Thư Chung của các thánh Gia-cô- bê, thánh Phê-rô ( 2 ), thánh Gio-an ( 3 ), thánh Giu-đa.
- Sách Khải Huyền.
Tân Ước gồm 27 quyển. Đó là:
- 4 quyển Tin Mừng ( Phúc Âm ): do các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và thánh Gio-an ghi chép.
- Sách Công Vụ Tông Đồ.
- Mười ba Thư của thánh Phao-lô gởi cho các giáo đoàn tại Rô-ma, Cô-rin-tô ( 2 ), Ga- lát, Ê-phê-sô, Phi-líp-phê, Cô-lô-xê, Thê-xa-lô-ni-ca ( 2 ), gởi cho ông Ti-mô-thê ( 2 ), gởi cho ông Ti- tô, gởi cho ông Phi-lê-môn.
- Thư gởi tín hữu Do-thái.
- Bảy Thư Chung của các thánh Gia-cô- bê, thánh Phê-rô ( 2 ), thánh Gio-an ( 3 ), thánh Giu-đa.
- Sách Khải Huyền.
17. Tân Ước vượt hẳn Cựu Ước ở điểm nào?
Tân Ước vượt hẳn Cựu Ước ở điểm này:
Cựu Ước là Lời Thiên Chúa nói qua trung gian của loài người. Tân Ước là Lời Thiên Chúa nói qua chính Con Một của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, Lời hoàn hảo và sau cùng của Thiên Chúa ( Dt 1, 1 – 2 ).
Tân Ước vượt hẳn Cựu Ước ở điểm này:
Cựu Ước là Lời Thiên Chúa nói qua trung gian của loài người. Tân Ước là Lời Thiên Chúa nói qua chính Con Một của Ngài là Đức Giê-su Ki-tô, Lời hoàn hảo và sau cùng của Thiên Chúa ( Dt 1, 1 – 2 ).
18. Để hiểu rõ các bản văn Tân Ước, chúng ta cần biết những gì?
Để hiểu rõ các bản văn Tân Ước, chúng ta cần biết về bối cảnh xã hội, chính trị, tôn giáo của đế quốc Rô-ma, cũng như của xứ Pa-lét- tin, nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời làm người đã sinh sống.
Để hiểu rõ các bản văn Tân Ước, chúng ta cần biết về bối cảnh xã hội, chính trị, tôn giáo của đế quốc Rô-ma, cũng như của xứ Pa-lét- tin, nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời làm người đã sinh sống.
19. Tin Mừng là gì?
- Tin Mừng là chính Đức Giê-su Ki-tô, niềm vui cứu độ.
- Tin Mừng là Lời loan báo cứu độ của các Tông Đồ và Hội Thánh.
- Tin Mừng cũng là bốn sách Tin Mừng.
- Tin Mừng là chính Đức Giê-su Ki-tô, niềm vui cứu độ.
- Tin Mừng là Lời loan báo cứu độ của các Tông Đồ và Hội Thánh.
- Tin Mừng cũng là bốn sách Tin Mừng.
20. Tin Mừng Nhất Lãm là gì?
Đó là ba sách Tin Mừng theo thánh Mát- thêu, Mác-cô và Lu-ca.
Cả ba sách Tin Mừng này đều có một dàn ý giống nhau, nên có thể xếp các chương, các câu thành ba cột song song để dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt với nhau.
Đó là ba sách Tin Mừng theo thánh Mát- thêu, Mác-cô và Lu-ca.
Cả ba sách Tin Mừng này đều có một dàn ý giống nhau, nên có thể xếp các chương, các câu thành ba cột song song để dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt với nhau.
IV. KINH THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI VÀ ĐỜI SỐNG CỦA TỪNG KI-TÔ HỮU
21. Hội Thánh tôn kính Kinh Thánh như thế nào?
Hội Thánh tôn kính Kinh Thánh như tôn kính Mình Máu Chúa. Cả hai nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống Ki-tô giáo.
Hội Thánh tôn kính Kinh Thánh như tôn kính Mình Máu Chúa. Cả hai nuôi dưỡng và hướng dẫn toàn thể đời sống Ki-tô giáo.
22. Kinh Thánh có cần cho đời sống chúng ta không?
Kinh Thánh rất cần cho đời sống chúng ta, vì “không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki- tô” ( thánh Giê-rô-ni-mô ).
Kinh Thánh rất cần cho đời sống chúng ta, vì “không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki- tô” ( thánh Giê-rô-ni-mô ).
23. Chúng ta đọc Kinh Thánh để làm gì?
Chúng ta đọc Kinh Thánh:
- Một là để cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa, và sống thân mật với Ngài.
- Hai là để được Thiên Chúa nuôi dưỡng và hướng dẫn sống đời làm con của Ngài
Chúng ta đọc Kinh Thánh:
- Một là để cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa, và sống thân mật với Ngài.
- Hai là để được Thiên Chúa nuôi dưỡng và hướng dẫn sống đời làm con của Ngài
24. Làm thế nào để có thể mở đúng đoạn Kinh Thánh cần tìm?
Một là phải nắm vững một số ký hiệu viết tắt. Ví dụ: Lc: Tin Mừng theo thánh Lu-ca; Mc: Tin Mừng theo thánh Mác-cô.
Hai là nắm vững thứ tự chương và câu. Ví dụ:
Is 61, 9 – 11: trích sách Ngôn Sứ I-sai-a, chương 61, từ câu 9 đến hết câu 11.
Lc 9, 7 – 9: trích Tin Mừng theo thánh Lu- ca, chương 9 từ câu 7 đến hết câu 9.
2 V 2,1.6 – 14: trích sách Các Vua quyển thứ 2, chương 2, câu 1 và tiếp ngay câu 6 đến hết câu 14.
Ba là nên học thuộc lòng thứ tự các sách Kinh Thánh. Ví dụ: Thứ tự 13 Thư của thánh Phao-lô và thư Do-thái được đọc tắt thành một câu cho dễ nhớ như sau:
Rô-Cô-Cô / Ga-Ê-Phi / Cô-Thê-Thê / Tim-Tim-Tit / Phi-Do.
Một là phải nắm vững một số ký hiệu viết tắt. Ví dụ: Lc: Tin Mừng theo thánh Lu-ca; Mc: Tin Mừng theo thánh Mác-cô.
Hai là nắm vững thứ tự chương và câu. Ví dụ:
Is 61, 9 – 11: trích sách Ngôn Sứ I-sai-a, chương 61, từ câu 9 đến hết câu 11.
Lc 9, 7 – 9: trích Tin Mừng theo thánh Lu- ca, chương 9 từ câu 7 đến hết câu 9.
2 V 2,1.6 – 14: trích sách Các Vua quyển thứ 2, chương 2, câu 1 và tiếp ngay câu 6 đến hết câu 14.
Ba là nên học thuộc lòng thứ tự các sách Kinh Thánh. Ví dụ: Thứ tự 13 Thư của thánh Phao-lô và thư Do-thái được đọc tắt thành một câu cho dễ nhớ như sau:
Rô-Cô-Cô / Ga-Ê-Phi / Cô-Thê-Thê / Tim-Tim-Tit / Phi-Do.
25. Chúng ta có thể đọc Kinh Thánh khi nào?
Chúng ta có thể đọc Kinh Thánh:
- Trong Thánh Lễ.
- Trong những buổi suy tôn Lời Chúa.
- Trong nhóm chia sẻ Lời Chúa.
- Trong giờ kinh gia đình.
- Trong những lúc cầu nguyện riêng.
- Trong các buổi học hỏi, thảo luận về Kinh Thánh.
Chúng ta có thể đọc Kinh Thánh:
- Trong Thánh Lễ.
- Trong những buổi suy tôn Lời Chúa.
- Trong nhóm chia sẻ Lời Chúa.
- Trong giờ kinh gia đình.
- Trong những lúc cầu nguyện riêng.
- Trong các buổi học hỏi, thảo luận về Kinh Thánh.
26. Có những phương tiện nào giúp chúng ta học hỏi Kinh Thánh?
Có nhiều phương tiện truyền thông giúp chúng ta có thể học hỏi Kinh Thánh như: truyền hình ( tivi ), truyền thanh ( radio ), mạng Internet, băng thu thanh ( cassette ), băng hình video, đĩa nén ( CD Rom ) và các sách báo Công Giáo.
Có nhiều phương tiện truyền thông giúp chúng ta có thể học hỏi Kinh Thánh như: truyền hình ( tivi ), truyền thanh ( radio ), mạng Internet, băng thu thanh ( cassette ), băng hình video, đĩa nén ( CD Rom ) và các sách báo Công Giáo.
27. Khi đọc Kinh Thánh chúng ta cần phải có tâm tình và thái độ nào?
Cần phải có tâm tình và thái độ sau đây:
- Một là tin rằng Thiên Chúa ngỏ lời với mình qua Sách Thánh.
- Hai là muốn tìm đến với Thiên Chúa.
- Ba là thinh lặng nội tâm: đặt mình trước mặt Thiên Chúa, xin Người ban Thánh Thần giúp hiểu Lời Chúa.
- Bốn là đón nhận Lời Chúa với tấm lòng con thảo.
- Năm là đáp lại Lời Chúa với với tâm tình ngợi khen, cảm tạ.
Cần phải có tâm tình và thái độ sau đây:
- Một là tin rằng Thiên Chúa ngỏ lời với mình qua Sách Thánh.
- Hai là muốn tìm đến với Thiên Chúa.
- Ba là thinh lặng nội tâm: đặt mình trước mặt Thiên Chúa, xin Người ban Thánh Thần giúp hiểu Lời Chúa.
- Bốn là đón nhận Lời Chúa với tấm lòng con thảo.
- Năm là đáp lại Lời Chúa với với tâm tình ngợi khen, cảm tạ.
28. Muốn hiểu đúng Lời Chúa trong Kinh Thánh, phải làm gì?
Muốn hiểu đúng Lời Chúa, cần phải:
- Một là xin Chúa Thánh Thần soi sáng.
- Hai là hiểu Kinh Thánh trong toàn bộ mặc khải, nghĩa là không được đặt các chân lý trong Kinh Thánh đối nghịch với nhau.
- Ba là tuân theo Huấn Quyền, vì Hội Thánh có quyền giải thích chính thức Lời Chúa.
Muốn hiểu đúng Lời Chúa, cần phải:
- Một là xin Chúa Thánh Thần soi sáng.
- Hai là hiểu Kinh Thánh trong toàn bộ mặc khải, nghĩa là không được đặt các chân lý trong Kinh Thánh đối nghịch với nhau.
- Ba là tuân theo Huấn Quyền, vì Hội Thánh có quyền giải thích chính thức Lời Chúa.
29. Muốn thu được nhiều lợi ích từ việc đọc Kinh Thánh, phải làm gì?
Muốn thu được nhiều lợi ích, cần phải:
- Một là lắng nghe, học hỏi, suy gẫm Lời Chúa hằng ngày.
- Hai là áp dụng vào đời sống những gì mà Chúa Thánh Thần soi sáng để thăng tiến mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân.
- Ba là tiếp tục sứ vụ “Đọc Kinh Thánh – Nói Lời Chúa” cho người muốn nghe.
Muốn thu được nhiều lợi ích, cần phải:
- Một là lắng nghe, học hỏi, suy gẫm Lời Chúa hằng ngày.
- Hai là áp dụng vào đời sống những gì mà Chúa Thánh Thần soi sáng để thăng tiến mối quan hệ với Thiên Chúa và với tha nhân.
- Ba là tiếp tục sứ vụ “Đọc Kinh Thánh – Nói Lời Chúa” cho người muốn nghe.
30. Ai có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa?
Mọi tín hữu đều có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa: giáo sĩ, tu sĩ, cũng như giáo dân ( nhất là các Giáo Lý Viên ).
Mọi tín hữu đều có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa: giáo sĩ, tu sĩ, cũng như giáo dân ( nhất là các Giáo Lý Viên ).
NHÓM TÔNG ĐỒ KINH THÁNH
Đăng nhận xét