Có thể nói: mỗi buổi dạy Giáo Lý là một buổi cầu nguyện với Lời Chúa. Để giúp các em học sinh Giáo Lý đón nhận được chân lý Lời Chúa và đáp trả lại bằng lời cầu nguyện hồn nhiên đơn sơ, chính bản thân Giáo Lý Viên cũng phải là những người chuyên chăm cầu nguyện, biết cách hướng dẫn cho các em cầu nguyện và cùng với các em cầu nguyện trong một bầu khí chân thành trang trọng.
Nên chăng, ngoài những buổi họp nhau soạn Giáo Án Giáo Lý, những buổi đến lớp dạy Giáo Lý, những buổi sinh hoạt gây tình đoàn kết thân ái và trao đổi kinh nghiệm giữa các Giáo Lý Viên với nhau, Ban Giáo Lý của Giáo Xứ cũng cần phải tổ chức cho các Giáo Lý Viên họp nhau cùng cầu nguyện ít là hàng tuần.Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp cầu nguyện hết sức đơn giản nhưng lại rất dễ đạt hiệu quả chiều sâu tâm linh. Đó là Phương Pháp Cầu Nguyện 4 Bước của Dòng Chúa Cứu Thế, mà chúng tôi đã có dịp thử nghiệm và phổ biến tại Đại Chủng Viện Hà-nội và một số Giáo Xứ ở miền Nam lẫn miền Bắc trong Năm Thánh 2000.
I. DẪN NHẬP:
Cầu nguyện trước tiên là hiện diện trước Chúa và để Chúa ở với mình. Cầu nguyện là đối thoại với Chúa bằng môi miệng, trí óc, linh hồn, và bằng cả chân, cả tay, cả thân mình nữa. Đặc trưng của đối thoại là Nói và Nghe. Nếu chỉ nói không, thì mới là thuyết trình hay giảng day, nhưng chúng ta không có gì để dạy Chúa cả. Còn nếu chỉ nghe không, mà không nói lại bằng lời hay hành động, thì thật ra chưa nghe.
Như đôi trai gái lúc đầu mới làm quen, ai cũng muốn nói để chứng tỏ, để cho người kia hiểu về mình – mình là người tốt. Nhưng đến lúc đã thân nhau hơn, người ta bắt đầu có nhu cầu nghe nhau, để hiểu người bạn của mình, để thấu cảm với bạn mình. Còn khi đã yêu nhau mãnh liệt thì việc nói hay nghe không còn quan trọng bằng sự hiện diện, có mặt với nhau càng nhiều càng tốt.
Đó là khởi đầu của dấu hiệu muốn trở nên và có khả năng trở nên "một thịt với nhau". Cầu nguyện cũng là một cuộc tâm giao của hai người yêu nhau, nên cũng có tiến trình đi khá giống: nói – nghe – hiện diện.II. TIẾN TRÌNH:Phương Pháp Cầu Nguyện 4 Bước sẽ giúp bạn gặp gỡ Thiên Chúa, nhất là Chúa Giê-su như một người bạn, một người tình. Nếu bạn có lòng khát khao điều này, xin hãy dừng lại đôi phút mời Chúa Giê-su đến với bạn ngay lúc này. "Lạy Chúa Giê-su, con mời Chúa đến với con trong giờ này và ngay bây giờ ! Xin Chúa chạm vào mắt con để con thấy Chúa trên các giòng chữ này. Xin Chúa chạm đến tay con, chạm đến tim con, để con như được ôm lấy Chúa. Xin Chúa chạm vào toàn thân con để toàn thân con có Chúa và xin cho con ca ngợi Chúa".
Bạn hãy hát cho Chúa nghe một bài hay chỉ một đoạn của một bài ca chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa mà bạn thuộc.
Như vậy, từ giờ phút này, chúng tôi nhân Danh Chúa Giê-su Ki-tô và quyền năng Phục Sinh của Người là Chúa Thánh Thần chúc lành cho bạn. Xin Máu Thánh cứu độ của Người xua đuổi mọi âm mưu ma quỷ là các trạng thái lo lắng, hoài nghi, bực bội, căng thẳng, nóng bức hay ớn lạnh và nhất là mặc cảm tội lỗi đang hiện diện trong tâm trí, trong thân xác của bạn và trong căn phòng này ra khỏi bạn và nơi bạn đang có mặt.
Bạn hãy công bố: "Chỉ có Chúa và những gì thuộc về Ngài mới được hiện diện trong con người con và trong căn phòng này !"
Tên của 4 Bước giúp bạn thiết lập tương quan với Chúa gồm có: MIỆNG ĐỌC - TÂM SUY - KHẨN NGUYỆN - DẤN THÂN.
Bước 1: MIỆNG ĐỌC
Bạn sẽ đọc cái gì ? Xin bạn vui lòng luôn luôn có bên mình quyển Kinh Thánh Tân Ước nhỏ, để bất cứ lúc nào bạn muốn gặp gỡ Chúa Giê-su theo cách này, bạn sẽ không bị cản trở. Bạn hãy mở Kinh Thánh ra, chọn một đoạn ( có thể chỉ có một câu hoặc nhiều hơn cũng được ). Lưu ý, bạn có thể chọn các đoạn Kinh Thánh giúp cầu nguyện theo những cách sau:
· Mở sách và chọn ngẫu nhiên: bất kỳ đoạn nào mở ra và gây chú ý cho mắt bạn trước nhất.
·
· Mở sách và chọn theo các bản chỉ dẫn: hiện nay có rất nhiều bản chỉ dẫn đọc Kinh thánh theo hoàn cảnh. Nếu bạn đang hân hoan thì chọn đoạn nào và nếu đang cô đơn thì chọn đoạn nào.
· Mở sách và chọn theo Lịch Phụng Vụ: trên Lịch Công giáo các địa phận đều có ghi ngày nào cần đọc đoạn nào.
Trước khi vào bước một, bạn nên mời Chúa Giê-su đến với mình, tương tự như đã đề nghị ở phần trên. Kế đó bạn bắt đầu đọc sau một, hai phút thinh lặng. Cách đọc: Đọc bằng miệng, sao cho tai nghe được tiếng mình đọc. Nếu đọc một mình bạn, bạn lập lại một lần nữa như thể đang nuốt lấy từng chữ, từng lời Thánh Kinh.
Nếu đọc trong một Nhóm nhỏ ( 8 người trở xuống ), bạn nhờ một người thay mặt cộng đoàn công bố lại bản văn Lời Chúa một cách chậm rãi, trong khi đó những người kia nghe như thể đang nuốt lấy từng chữ, từng lời Thánh Kinh. Nếu Nhóm đông hơn 8 người, có thể nhờ 2 người lập lại.
Sau khi đọc xong, bạn thinh lặng khoảng một phút, rồi đọc lên một chữ, hay những chữ mà bạn còn nhớ và đã được đánh động. Bạn lập lại chậm rãi ba lần. Ví dụ: "Tôi biết chiên của tôi – Tôi biết chiên của tôi – Tôi biết chiên của tôi" ( x Ga 10, 14 ).
Sau khi xướng lên lời Thánh kinh này, bạn hãy cảm tạ Chúa đã đến với bạn, đang chạm đến bạn và đã ban cho bạn một Lời Sống.
Khi có nhiều người, thì người này xướng xong, mọi người lắng lại vài giây rồi người khác tiếp tục xướng lên. Lưu ý, trước khi xướng bản văn Thánh Kinh, bạn nên đọc xuất xứ, để mọi người dễ hiệp thông, ví dụ: "Câu 14".
Nếu bạn thấy Lời Thánh Kinh đánh động bạn đã được người khác xướng rồi bạn vẫn cứ xướng lại, vì điều đó cần cho cộng đoàn và cho chính bạn, bởi cũng một LỜI, nhưng Chúa sẽ nói những điều cụ thể khác nhau cho từng người và cho mỗi hoàn cảnh riêng biệt.
Bạn cần liên tục cảm tạ Chúa cho mình và cho những người đang cầu nguyện chung với bạn, vì Chúa thương chúng ta, Người đang viếng thăm chúng ta và ban cho chúng ta Sự Sống.
Bước 2: TÂM SUY
Bạn đừng vội đặt ra câu hỏi: "Những câu, những chữ Lời Chúa vừa đọc, vừa đánh động bạn có ý nghĩa gì ?" Nhưng hãy thật thư giãn và thả lỏng tâm trí, để Chúa có thêm cơ hội chạm vào cuộc đời bạn, nhất là chạm vào những khoảng trống tâm linh sâu thẩm.
Ví dụ: "Tôi biết chiên của tôi... Chúa biết chiên của Chúa... Chúa biết con... Chúa biết con đang buồn... Chúa biết con đang bất lực trước một thử thách lơn lao... Chúa biết tim con đang xao động... Chúa biết lòng con đang hoài nghi... Chúa biết con... Chúa biết hoàn cảnh gia đình con... Chúa biết sự đổ vỡ sắp xảy ra trong nhà con... Chúa biết chiên của Chúa... "
Bước 3: KHẨN NGUYỆN
Sau hai, ba phút thinh lặng như thế, bạn bắt đầu lập lại những câu, những chữ mà lúc nãy bạn đã được đánh động, một cách chậm rãi nhiều lần và chỉ cho một mình bạn nghe là đủ.
Kế đó, bạn hãy kéo câu, chữ Lời Chúa đó vào chính cuộc đời của bạn.
Ví dụ: "Tôi biết chiên của tôi... Chúa biết chiên của Chúa... Chúa biết con... Chúa biết con đang buồn... Chúa biết con đang bất lực trước một thử thách lơn lao... Chúa biết tim con đang xao động... Chúa biết lòng con đang hoài nghi... Chúa biết con... Chúa biết hoàn cảnh gia đình con... Chúa biết sự đổ vỡ sắp xảy ra trong nhà con... Chúa biết chiên của Chúa... "
Sau đó, bạn ước ao được bàn tay cứu độ của Chúa Giê-su chạm đến từng vấn đề đó của bạn.
Ví dụ: "Chúa biết con, vì con là chiên của Chúa... Chúa biết gia đình con, vì là gia đình con cũng thuộc về đàn chiên của Chúa... Xin bàn tay cứu độ của Chúa chạm đến tim con, chạm đến mạch máu của con... Xin bàn tay cứu độ của Chúa chạm đến và gìn giữ gia đình con..."
Bước 3: KHẨN NGUYỆN
Lúc này, bạn hãy mở miệng cầu nguyện lớn tiếng cho tai bạn nghe được giọng nói của mình.
Bước 4: DẤN THÂN
Bạn hãy cầu nguyện với Chúa trong tâm tình phó thác tuyệt đối, tức là ngoài Chúa ra không ai làm được việc đó, kể cả bạn. Tiền bạc, uy tín của địa vị hay tình cảm cũng không giải quyết được. Chỉ có một mình Chúa Giê-su mới có thể giải quyết được mà thôi.
Bạn đừng sợ hay ngại ngùng không biết nói gì khi cầu nguyện lớn tiếng, vì mọi lời nguyện đều hướng về Chúa, mà Chúa thì có vô số lời hay ý đẹp rồi, nên Người không cần phải nghe thêm một lời nào theo cách trau chuốt của chúng ta thường dùng để nói hoa mỹ với nhau, nhưng Người cần tấm lòng chân thật.
Nhất là, thánh Phao-lô đã dạy chúng ta: "Có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả" ( Rm 8, 26 ).
Do đó, bạn hãy nói ngay với Chúa điều gì chợt đến lúc ấy với bạn, bất kể đó là điều gì, chỉ với một ý định rõ ràng là khẩn xin và ngợi khen Chúa.
Ở phần này, bạn cũng có thể sám hối một cách đặc biệt, xin được giải thoát khỏi những ràng buộc của sự dữ ẩn nấp trong cơ thể bạn dưới các hình thức bệnh tật, nghiện ngập, mệt mỏi, lo sợ, oán thù, hoài nghi... Rồi bạn hãy nói với Chúa quyết tâm tha thứ và làm hòa của bạn với Chúa và với những người nào đó cụ thể.
Bạn hãy xin Mẹ Ma-ri-a Hằng Cứu Giúp, thánh An-phong, Thánh Bổn Mạng và các Thánh khác mà bạn đặc biệt quý mến cầu nguyện cho bạn, để bạn có thể sẵn sàng để Chúa Giê-su tự do sử dụng bạn, ngõ hầu Người sẽ thực hiện điều bạn khẩn xin ngay nơi thân xác bạn và tha nhân.
Bước 4: DẤN THÂN
Nếu quyết tâm chỉ mới là một ước muốn thực hiện đến cùng một điều tốt nào đó (lý trí và ý chí), thì dấn thân sẽ bao gồm trọn vẹn quyết tâm và còn đòi phải có thêm ít là một hành vi, hành động cụ thể nào đó để thực hiện quyết tâm ấy. Ở đây, bạn sẽ dấn thân theo lời mời gọi mà trong suốt thời gian cầu nguyện vừa qua bạn đã được đánh động, thúc đẩy.
Khi nhận ra điều này, bạn hãy mau mắn thực hiện mà đừng lo sợ khả năng có phù hợp với quyết tâm hay không, vì lúc đó chính Chúa sẽ giúp bạn, sẽ làm thay cho bạn.
III. KẾT LUẬN
Khi nào bạn chưa thực hiện xong phần Dấn Thân, nghĩa là giờ cầu nguyện của bạn chưa kết thúc; nghĩa là Chúa Giê-su vẫn đang hiện diện cách đặc biệt với bạn để nghe bạn tâm tình.
Như vậy, mặc dầu bạn chỉ dành ra 15 phút mỗi ngày và đều đặn như vậy, nhưng sẽ có những ngày bạn được gắn bó với Chúa liên tục cả ngày. Nếu bạn là người Ki-tô hữu thực thụ, chắc bạn cũng có một mong ước như người viết bài này là được Chúa Giê-su kết chặt cuộc đời Người với cuộc đời mình. Vậy đây là một lời đề nghị, một cách thức mà nhiều bạn trẻ đã đón nhận và đã gặp gỡ Đức Ki-tô muốn được chia sẻ với bạn.
Kinh nghiệm cụ thể cho thấy, nếu một Nhóm hoặc mỗi cá nhân trung thành thực hiện theo Phương Pháp này trong khoảng 49 ngày, thì đến ngày thứ 50, Nhóm hoặc cá nhân có thể nhận được ân huệ Chúa ban một cách diệu kỳ.
IV. TÓM LƯỢC
Cuối cùng, để giúp người hướng dẫn ( còn gọi là Linh Hoạt Viên Cầu Nguyện ) cho một Nhóm nhỏ khoảng từ 10 tới 30 người, xin tóm lược tất cả Phương Pháp Cầu Nguyện 4 Bước theo một trình tự như sau:
Bước 1: MIỆNG ĐỌC
- Tập họp chung tại một nơi thích hợp.
Bước 2: TÂM SUY
- Người hướng dẫn nói với Chúa thay cho cả Nhóm.
Bước 3: KHẨN NGUYỆN
- Người hướng dẫn khẩn nguyện lớn tiếng thay cho cả Nhóm. Mọi người hiệp ý, hoặc có thể thầm khẩn nguyện trong lòng cho một vấn đề riêng của bản thân.
Bước 4: DẤN THÂN
- Người hướng dẫn thưa với Chúa một quyết tâm chung của Nhóm, hướng tới một việc dấn thân cụ thể: hoán cải một lỗi lầm, hòa giải một chuyện bất hòa, sống bác ái...
Bước 1: MIỆNG ĐỌC
- Tập họp chung tại một nơi thích hợp.
- Chân thành mời Chúa đến với Nhóm.
- Hát chung một bài Thánh Ca ngắn.
- Thinh lặng ít phút.
- Cùng mở Tân Ước, đọc chung đoạn Lời Chúa đã chọn.
- Nhờ thêm 2 người nữa lần lượt đọc lại đoạn Lời Chúa.
- Thinh lặng ít phút.
- Mời tất cả ai được đánh động bởi câu, chữ nào trong đoạn Lời Chúa vừa đọc, xướng lên chậm rãi 3 lần kèm theo xuất xứ.
Bước 2: TÂM SUY
- Người hướng dẫn nói với Chúa thay cho cả Nhóm.
- Mỗi người cũng thầm nói với Chúa niềm ước ao được chính Lời Chúa vừa xướng lên, chạm đến từng vấn đề riêng của mình, chạm đến cuộc đời mình.
- Người hướng dẫn khẩn nguyện lớn tiếng thay cho cả Nhóm. Mọi người hiệp ý, hoặc có thể thầm khẩn nguyện trong lòng cho một vấn đề riêng của bản thân.
- Sau đó, lần lượt mỗi người cũng có thể khẩn nguyện lớn tiếng trước cả Nhóm, nếu thấy bản thân cần được cả Nhóm cầu nguyện giúp cho mình.
- Có thể nài xin với Đức Ma-ri-a, Thánh Bổn Mạng của mỗi người, Thánh Bảo Trợ của Nhóm mình cầu bầu cùng Chúa.
Bước 4: DẤN THÂN
- Người hướng dẫn thưa với Chúa một quyết tâm chung của Nhóm, hướng tới một việc dấn thân cụ thể: hoán cải một lỗi lầm, hòa giải một chuyện bất hòa, sống bác ái...
- Mỗi người cũng thầm hứa với Chúa sẽ quyết tâm và dấn thân làm một việc cụ thể nào đó mà mình được Chúa soi dẫn.
- Nếu có mặt một Linh Mục, mời ngài thánh hóa và chúc lành.
- Hát chung một bài Thánh Ca, làm dấu Thánh Giá kết thúc.
Lm. AN THANH, DCCT
Đăng nhận xét