Lời mở đầu
Cuối thập niên 80, Giáo Hội VN ca khúc khải hoàn khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng giáo triều Rôma tôn phong 117 vị Thánh Tử Đạo tại VN trong những thế kỷ bách hại đầy gian nan tại giữa lòng quê hương, trong đó có 96 vị là người VN và 21 vị còn lại là các vị thừa sai người Pháp (10 vị), người Tây Ban Nha (11 vị).
Hơn một thập niên sau, ngày 5 tháng 3. Trong bối cảnh Năm Đại Thánh trước thềm thiên niên kỷ thứ Ba Kitô giáo, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II long trọng tôn phong người Tôi Tớ của Thiên Chúa là An-rê Phú Yên, vị Tử Đạo tiên khởi từ lòng Đất Mẹ VN lên hàng Chân Phước. Giáo Hội VN đã hân hoan vui mừng nay lại hân hoan vui mừng hơn. Tất cả mọi người cùng cám tạ ơn Chúa.
Thật ra, Chân Phước An-rê là vị tử đạo có nhiều chứng tá rất giá trị, trong đó có vị thừa sai Dòng Tên nổi tiếng là giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Ngay sau khi đầu thầy giảng An-rê Phú Yên rơi xuống., Cha đã thu thập các chứng cớ để tiến hành tôn phong người Tôi Tớ Chúa đầu tiên đã dùng cái chết của mình minh chứng cho Đức Giêsu. Cuốn “Cuộc tử đạo oanh liệt của Thầy Giảng An-rê, xứ Đàng Trong là người đãhiếng mạng sống mình vì danh Chúa Giêsu trong Giáo Hội mới này” xuất bản năm 1653 là một bằng chứng.
Quả thật, hơn ai hết, Chân Phước An-rê đã trở thành một Thầy Giảng, một Giáo Lý Viên đầu tiên trong lòng đất Mẹ đã nêu gương mẫu cho các Tín Hữu, đặc biệt là các GLV bằng chính cuộc đời và cái chết của mình khi dâng hiến phục vụ cho Tin Mừng Đức Kitô. Năm 1994, nhân dịp kỷ niệm 350 năm ngày Thầy Giảng An-rê tử đạo, hơn 1500 GLV các giáo xứ trong khắp Giáo Phận Sài Gòn họp mặt tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà tại TP.HCM đã ký tên vào Đơn Xin Thỉnh Nguyện Phong Chân Phước cho Thầy Giảng An-rê Phú Yên.
Để cho tinh thần nhiệt thành vì Tin Mừng Đức Kitô nơi vị Chân Phước được tỏa sáng thêm ra nơi các Tín Hữu, đặc biệt là các GLV, chúng tôi xin đóng góp một vài dữ liệu nhỏ trong việc học hỏi và bắt chước gương sáng của Ngài giữ lòng dân tộc và trong bối cảnh thế giới hôm nay.
Trong khi biên soạn chúng tôi có trưng dẫn một số nguồn tài liệu từ các tác giả trước đây, kính mong các tiền bối cho phép. Đồng thời trong khi hình thành tập sách nhỏ này, có những gì thiếu sót, chúng tôi rất mong sự chỉ bảo.
CHƯƠNG 1
THEO DÒNG LỊCH SỬ
QUÊ XƯA
Ngày nay, Phú Yên là một trong 61 tỉnh thành của VN với diện tích toàn tỉnh là 5.187km2 và tổng dân cư là 743.000 người. Phú Yên có một thị trấn Tuy Hòa và các huyện Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, Sơn Hòa, Tuy Hòa, Sông Hinh. Mặc dầu nằm bên dòng Sông Cái hiền hòa như người Mẹ mang về cho đàn con những thuyền đầy cá, những đợt phù sa làm thêm bông lúa trĩu vàng, Phú Yên mang trong mình những thăng trầm thay đổi trước khi thuộc về gia đình VN.
Ngược dòng lịch sử, vào thời dòng Bách Việt đang hình thành cho một giang sơn độc lập trước sức mạnh thống trị của người Hán phương Bắc (khoảng thế kỷ thứ III trước CN cho đến năm 938 sau CN), thì vùng đất Phú Yên thuộc về Việt Thường, một xứ sở mà đời nhà Tần người ta gọi là Tượng Quận; sang thời nhà Hán người ta gọi là Nhật Nam. Về sau (khoảng thế kỷ II, IV sau CN) vùng đất này bị nước Lâm Ấp ở phía Nam tiến quân lên chiếm giữ. Sang thế kỷ thứ V và VI, chủng tộc Chiên Thành trở nên hùng mạnh. Họ tiêu diệt nhà nước Phù Nam. Tiếp theo, Chiêm Thành chiếm đất Lâm Ấp. Từ đó, vùng đất này thuộc về người Chiêm cho đến thế kỷ XV.
Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông (1460-1497), hiệu Hồng Đức, cửa đại binh hơn 20 vạn sang đánh vua nước Chiêm Thành là Trà Toàn. Vua Chiêm Thành đại bại và bị bắt tại thành Đồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông chiếm được vùng đát Quy Nhơn, Bình ĐỊnh đến tận sông Phan Rang. Thanh thế nước Đại Việt lừng lẫy. Để chứng tỏ sức mạnh và uy thế trên vùng lãnh thổ vừa lấy được, vua Lê Thánh Tông cho khắc vào núi Thạch Bi, gần đèo Cả, một tuyen ngôn khẳng định với các nước lân bang rằng đây là vùng ranh giớ cuối cùng giữ người Chiên Thành và người Việt “Chiêm Thành qua đây, quân thua nước mất. An Nam qua đấy, tướng chết quân tan”. Lãnh thổ của Đại Việt lúc đó chỉ có 12 đạo hay còn gọi là 12 thừa tuyên. Vùng đất mới này được vua Lê Thánh Tông sát nhập lại để lập ra đạo thứ 13 là Quảng Nam thừa tuyên gồm có 6 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam bây giờ), Tư Nghĩa (Quãng Ngãi), Hoài Nhơn (Qui Nhơn), Phú An (Phú Yên), Thái Ninh (Khánh Hòa), , Hòa Thuận (Phan Rang). Sau đó. Lê Thánh Tông rút đại quân về phía Bắc, để lại vùng lãnh thổ này hơn 5.000 người gồm một số binh lính tự nguyện và các nhân đinh muốn lập nghiệp ở vùng đất mới này. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn chưa thuộc hẳn về người Việt vì người Chiêm Thành thường đưa quân sang cướp phá hầu chiếm lại.
Năm 1558, nghe theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoàng Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ vùng Thuận Hóa để tránh sự hiềm khích của họ Trịnh đang tiếm quyền nhà Lê. Cùng đi với Nguyễn Hoàn có nhiều quan chức, nghĩa dũng và rất nhiều cư dân ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Từ lúc đó, Nguyễn Hoàn tập trung nhân lực, tài lực mở mang vùng đất phía Nam này để vừa phòng chống ngoại xâm vừa đề phòng sự tấn công từ phía nhà họ Trình đang lấn át vua nhà lê ở phía Bắc.
Do Chiêm Thành luôn khuấy phá vùng Bình Định, Qui Nhơn, năm 1611 Nguyễn Hoàn đem quân chinh phạt lấy đất lập ra phủ Phú Yên cho thuộc dinh Quảng Nam và đặt quan chủ sự là Văn Phong cai quản. Vì là vùng đất chiến lược ở phía nam, Nguyễn Hoàn cho chiêu mộ dân đinh từ các miền Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn đến lập nghiệp và cho hưởng chính sách rất ưu đãi về ruộng đất, thuế khóa: người dân có quyền sở hữu trên phần đất do sức khai phá của mình; được miễn nộp thuế. Một số binh lính xin ở lại cũng được hưởng chính sách đó.
Năm 1613, Nguyễn Hoàn mất. Người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi (1613-1635) lên nối nghiệp Cha. Năm 1629, vùng đất Phú Yên lại nổi cơn binh đao. Quan chủ sự tên là Văn Phong tại Phú yên cấu kết với người Chiêm Thành làm phản. Chúa Sãi cử phó tướng Nguyễn Phúc Vinh mang đại binh dẹp loạn. Văn Phong cùng quân Chiêm Thành bị đánh bại, Sau đó Chúa Sãi sai đắp đồn lũy kiên cố là lập vùng này thành Dinh Trấn Biên giao cho Nguyễn Phúc Vinh làm quan trấn thủ. Vùng Phú Yên trở thành tuyến đầu của lãnh thổ nhà Nguyễn trong cuộc nam tiến.
Phú Yên cuãng được nhắc đến trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621 của Cristophoro Borri, Renran lúc đó là một trong 5 tỉnh thuộc Đàng Trong (Cauchinchine) dưới quyền của Chúa Nguyễn. Tỉnh thứ nhất là nơi Chúa Nguyễn ở ngay sát Đàng Ngoài (hay còn gọi là Tonkin) là Thuận Hóa. Tỉnh thứ hai kaf Cacciam (thành Chiêm hay Quảng Nam). Tỉnh thứ ba là Quamguia (Quảng Ngãi). Tỉnh thứ tư là Quingnim (Qui Nhơn). Tỉnh thứ năm là Renran hay Ranran (Dinh Phú An hay Phú Yên). Chính vùng đất này đã sản sinh ra một người con Đất Mẹ mang trong mình hạt giống đức tin. Mà đã dùng chính dòng máu mình chứng cho niềm tin ấy.
BỐI CẢNH TÔN GIÁO
I/ VĂN HÓA
Văn hóa được định nghĩa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tình lũy qua các quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Người Việt có một nền văn hóa truyền thống nông nghiệp lâu đời gắn liền với cây lúa nước. Người dân nông nghiệp sống phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, mô trường. Họ tôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên để sinh tồn. Thiên nhiên đây chính là những hiện tượng xảy ra trong trời đất liên qua trực tiếp đến đời sống nông nghiệp.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng
Từ mối qua hệ mật thiết đó, người Việt thường có quan niệm độc đáo về thế giới quan: Trời là Cha, Đất là Mẹ. Sự tích bánh Dầy (tròn) – bánh Chưng (vuông) là cách thức thể hiện tâm thức văn hóa đầy hình tượng lẫn triết lý sống của họ. Tôn trọng Trời – Đất là tôn trọng Đấng Tối Cao. Tôn trọng Trời – Đất đi liền với việc thảo kính ông bà, Cha mẹ. Chính nhờ nhận thức nền tảng này mà người Việt dễ dàng tiếp nhận những giá trị luân lý, đạo đức từ những tôn giáo khác.
Về cách ứng xử, quan hệ trong cộng đồng, cư dân nông nghiệp thường theo nguyên tắc trọng tình. Xóm giềng sống cố định lâu đời với nhau thường mong muốn có sự cảm thông, chia sẻ, hòa thuận. Trong các mối quan hệ xã hội, cộng đồng, tình nghĩa được đề cao: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Lối sống thiên về tình cảm này dẫn con người đến thái độ ứng xử trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Về cách tổ chức cộng đồng, vì luôn mãi thích nghi với môi trường thiên nhiên để sống còn, người dân nông nghiệp chuộng cách sống linh hoạt, biến báo. Giống như nước, một vật thể thiết yếu quen thuộc của cuộc sống nông nghiệp, là hình ảnh tiêu biểu cho sự thích ứng. Nước lấy hình dạng của vật thể chứa nó nhưng không đánh mất bản tính của nó. Do vậy, người Việt luôn biến báo sao cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Nhìn chung nền tảng văn hóa nông nghiệp đã tạo cho người Việt có thái độ dung hợp trong tiếp nhận và hiếu hòa, mềm dẻo trong đối phó. Đối với những cuộc chiến tranh xâm lượt trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt tồn tại được là nhờ sự mềm dẻo. Trong lịch sử VN không có chiến tranh tôn giáo. Mọi tôn giáo trên thế giới đều được người Việt đón nhận như Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo. Những tôn giáo này đã có chỗ đứng tại VN.
II/ TÔN GIÁO
Xuất phát từ hình thái sản xuất nông nghiệp, người Việt rất gần gũi với Trời mà đối với họ là một đấng Tối Cao và Tối Linh. Có thể nói rằng: ý niệm tôn giáo truyền thống sâu rộng nhất của dân tộc Việt là Thờ Trời. Những nhà nghiên cứu, những nhà tôn giáo học đều chung một nhận xét đó. Léopold Cadière, một nahf Linh Mục và một nhà Việt Nam học đã viết: “Hình như những ý nghĩa chúng ta gán cho chữ TRỜI thuộc về cái vốn triết học riêng của dân tộc VN, vì ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn người dân VN. Trời coi như nguyên lý các hiện tượng thời tiết và nhân cách hóa, Trời coi như một Đấng Toàn Năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của loài người. Nếu có sự nghi ngời, thì chỉ đối với ý nghĩa sau rốt ấy. Người ta có thể thừa nhận như tôi tưởng, là cái ý nghĩa một Đấng Toàn Năng đã được trao dồi phát triển với ảnh hưởng các tư tưởng Trung Hoa. Nhưng ngay từ khởi thủy, trong ý thức VN đã sẵn có mầm mống của ý niệm ấy rồi. Bằng chứng như tôi đã nói, là cái ý niệm ấy đã thấm nhuần quá sâu vào tâm hồn VN, và biểu hiện quá phổ thông trong ngôn ngữ bình dân đẽ cho người ta có thể nhìn thấy ở đấy chỉ là cống hiến ngoại lai. Những ý tưởng Phật Giáo, những ý tưởng Nho Giáo, theo quan điểm lịch sử chắc chắn từ Trung Hoa du nhập đến, đã không thấm nhuần vào đời sống tâm hồn, vào ngôn ngữ bình dân đến mức độ ấy được”.
Trống Đồng là một di tích văn hóa của người Việt cổ thời văn minh Âu Lạc cho thấy tổ tiên ta đã có một nhận thức về TRỜI rất xác thực. Ở chính giữa mặt trống là hình Mặt Trời có mười sáu cánh hay mười sáu tia. Chung quanh hinh Mặt Trời là những hình hoa văn diễn tả môi trường sống, hoạt động, chiến đấu, là động để sống còn của người Việt cổ. Tất cả những cảnh tượng sống động này như cuốn hút vào hình Mặt Trời ở giữa, ngụ ý rằng Mặt Trời là nền tảng cảu tất cả mọi hoạt động của họ.
Từ ấu thời, con người đã được Cha ông mình dạy cho biết vũ trụ có nguồn gốc từ đâu:
Ông đếm cát
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng cây
Ông xây núi...
Người xưa tin có Trời. Đối với họ, khái niệm tự hữu, hằng hữu không thành vấn đề. Họ thấy mình không có quyền hạn gì về thuộc tính thần thiêng, về nguồn gốc của trời.
Thấy anh hay chữ
Em hỏi thử đôi lời
Thuở tạo thiên lập địa
Ông Trời Tròn ai xây?
Người Việt Nam gọi trời là Thiên trong kho tàng ngôn ngữ của mình. Chữ Thiên gồm chữ nhất đặt trên chữ đại có nghĩa là TRỜI là Đấng Tối Cao, là Đấng Siêu Việt, vượt trên tất cả mọi thực tại hữu hình và vô hình ở trần thế này.
Nước non là nước non Trời
Ai cắt được nước ai dời được non
Như thế, Trời là niềm tin cơ bản hay Tín Ngưỡng Dân Gian của người Việt. Với cách ứng xử dung hợp trong tiếp nhận và hiếu hào, mềm dẻo trong đối phó người Việt sẵng lòng đón nhận những tinh hoa, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhất là những tôn giáo trên thế giới như Khổng Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo. Những tôn giáo này được du nhập vào nước Việt bằng những cách thức khác nhau. Khổng Giáo dù được áp đặt truyền vào nước Việt bởi người Hán trong thời Bắc thuộc (năm 111 TCN đến năm 938 sau CN) như là chính sách đồng hóa, người Việt trái lại đã không bị đồng hóa mà còn biến những giá trị Khổng Nho thành của riêng mình trong cách ứng xử, quan hệ gia đình xã hội. Phật Giáo du nhập vào nước Việt trong thời gian bị người Hán đô hộ. Nhưng mãi đến thời nước Việt được tự chủ, đặc biệt thời nhà Lý (1010 - 1225), Phật Giáo mới phát triển mạnh nhờ sự hỗ trợ từ phía các nhà nước phong kiến. Theo dòng lịch sử của nước Việt, Thiên Chúa Giáo từ Phương Tây, dù muộn hơn, cũng đã được người Việt đón nhận nhờ những điểm tương đồng giữa giáo lý của tôn giáo này cùng với nhận thức và cách thức ứng xử của người Việt về Trời.
CỘNG ĐOÀN TIÊN KHỞI
Chuyến mạo hiểm theo đường biển vòng qua mủi Hảo Vọng Giác (cực nam Châu Phi) đến Ấn Độ của Vasco de Gama năm 1498 mở ra một cuộc chinh phục, thám hiểm đất đai của các nước phương Tây đối với miền đất phương Đông đầy bí ẩn này. Nước mở đầu cho cuộc chinh phục mạo hiểm để tìm đường thông thương mua bán giữa Đông và Tây là Bồ Đào Nha, kế tiếp là Tây Ban Nha. Các đoàn truyền giáo được thành lập tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha để thực hiện lời mời gọi của Thầy Chí Thánh: “Các con hãy đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân” (Mc 16,15). Thế là trên cá tàu buôn phương Tây người ta thấy xuất hiện những vị Giáo sĩ, Tu sĩ. Họ lên đường để gieo hạt giống tin mừng.
Lật lại những trang đầu của lịch sử Giáo Hội Công Giáo VN, chúng ta thấy có những sự kiện khác đáng quan tâm:
Mở đầu cho Tin Mừng cứu độ do Chúa Giêsu thực hiện là cây Thánh Giá được dựng lên trên đồi Golgotha. Điều đó có nghĩa là để được ơn cứu rỗi phải có sự hy hiến. Sự hy hiến hoàn hảo nhất là chết cho người mình yêu như Thầy Chí Thánh đã thực hiện xưa. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo VN cũng mang sự bí nhiệm đó.
Năm 1523, Duarte-Coelho được sai làm sứ giả để điều đình một cuộc giao thương giữa người Việt và người Bồ. Nước Đại Việt (quốc hiệu nước ta thời đó) lúc bây giờ đang ở trong một tình cảnh rất phức tạp, hỗn loạn: tam phân. Nhà Mạc trấn giữ phía Bắc. Chúa Trịnh lộng quyền với chiêu bài phò Lê diệt Mạc làm chủ vùng đất Tây Đô ngày xưa (từ Thanh Nghệ Tĩnh đến Hà Nội). Nhà Nguyễn lọ sợ thế lực nhà Trịnh nên có ý xin xuống trấn giữ vùng phía Nam, củng cố lực lượng, mở mang biên thùy để sau này xưng vương tại đó. Khi Duarte-Coelho đến Đại Việt thì lúc đó Mạc Đăng Dung đang đem quân đánh họ Trịnh tại Thanh Hóa. Trong trận này, Trịnh Tuy thua chết. Vua Lê Chiêu Tông bị bắt đem về giam ở Đông Hà (thuộc huyện Thọ Xương), rồi sau đó bị giết chết. Duarte-Coelho không biết phải gặp đại diện nước Đại Việt là ai, cuối cùng ông đành phải rút lui. Trước khi ra đi, ông có dựng một cây Thánh Giá lớn để ghi dấu. Ba mươi ba năm sau (1556), Fernão Mendez Pinto, tu sĩ Dòng Tên, qua bờ biển VN gặp thấy cây Thánh Giá này ở cù lao Chàm (Đà Nẵng). Chính cây Thánh Giá này do Duarte-Coelho tạc trên đá lớn. Trên hình Thánh Giá có khắc bốn chữ I.N.R.I., và ghi năm đến nước Đại Việt cùng tên tuổi của ông.
Đặc biệt một chứng từ trong sách Khâm Định Việt Sử Thâm Giám có ghi: “Năm Nguyên Hòa đời vua Lê Trang Tông (tức năm 1553), có một người Tây Dương tên là I-nê-khu theo đường biển lớn đến truyền đạo Gia-Tô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định.”
Kế tiếp, trong cuốn gia phả họ Đỗ, làn Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thì con thứ ba của cụ Đỗ Trung Kính tên là Đỗ Hưng Viễn là người theo đạo Hoa Lan (đạo Gia Tô) dưới triều đại vua Lê Anh Tông (1566-1573).
Ngày 18 tháng 1 năm 1615, Cha Buzomi và Cha Carvalho cùng một số thầy dòng Tên người Nhật đến của Hội An (Faifo). Các ngài bắt đầu công việc truyền giáo bằng việc xây dựng một ngôi nhà thờ đầu tiên tại Hội An để kịp tổ chức Tuần Thánh và mừng lễ Phục Sinh năm đó (1615). Số giáo hữu tham dự là mười người, phần lớn là các thương nhân người Bồ và người Nhật. Cũng có một vài người Việt. Một năm sau (1616), ngôi nahf thờ thứ hai ở Quảng Nam được dựng nên và số người Việt trở lại đạo Công Giáo trong vùng là 300 người. Có thể trong những tín hữu tiên khởi này, có song thân của chàng thanh niên vùng Phú Yên.
Đăng nhận xét